Những kẻ “ôm cây” trong thế giới tự nhiên
Tạp chí Discovery xin giới thiệu với bạn một số loài động vật có môi trường sống cũng không kém phần thú vị - đó là những loài vật sống gần như cả đời trên cây. Chúng ăn trên cây, ngủ trên cây, sinh sản trên cây… và chỉ khi chết chúng mới về với đất.
Những loài động vật lưỡng cư kỳ lạ nhất / Loài động vật ở sâu nhất trong lòng đất
Bọ nhảy
Loài côn trùng chuyên sống trên cây này có cấu tạo phần lưng cứng nhô lên với nhiều hình thù khá “oai phong lẫm liệt” như hình một cái sừng, hay như một chiếc gai nhọn to, hoặc có hình dạng như trăng lưỡi liềm. Nhờ những “phụ kiện” này mà trông vẻ ngoài của chúng uy nghi như đang khoác trên mình một bộ đồ chiến binh chắc chắn để sẵn sàng xung trận. Thực tế, với hình thù như vậy chúng cũng có thể tự bảo vệ mình trong môi trường sống nhiều mối nguy; những chiếc sừng hay gai nhọn trên người chúng khá cứng nên có thể đâm thủng da hay xuyên thủng giày của bạn. Với phần miệng có cấu tạo đặc biệt dùng để hút nhựa cây, loài vật này là một kẻ “ôm cây” điển hình, và chúng rất hiếm khi “vi hành” xuống mặt đất. Khi cảm thấy nguy hiểm gần kề, chúng sẽ nhảy đi nơi khác để tránh nạn, vì thế mà chúng được gọi là bọ nhảy.
Trăn xanh
Cũng giống như nhiều thành viên khác trong họ nhà trăn Nam Mỹ, loài trăn xanh này có một bộ phận cơ thể giúp nó thích nghi một cách hoàn hảo với cuộc sống lơ lửng trên các cành cây: đó là một cái đuôi chắc khỏe và có khả năng bám rất chắc. Với cái đuôi này, con trăn xanh có thể neo mình chắc chắn trên cành cây trong khi phần cơ thể còn lại thòng xuống dưới rình rập xung quanh để kiếm thức ăn. Cơ thể thon dài và màu xanh lục tươi của nó cũng giúp nó hòa mình vào cái nền cây cối sum sê của các khu rừng nhiệt đới. Loài trăn xanh có vẻ “quyến rũ chết người” này sống trong những khu rừng ở New Guinea, một vài hòn đảo ở Indonesia và phía bắc nước Úc. Nếu bạn đến những khu vực này, nhiều khả năng là bạn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng sắc xanh tuyệt vời của chúng, và cách chúng cuộn mình khéo léo nằm vắt vẻo nghỉ ngơi trên các cành cây.
Cú đốm
Cú đốm là một tay thợ săn nhà nghề và ra tay hành động rất kín đáo nhờ vào khả năng hoạt động trong bóng đêm. Mắt của chúng rất tinh cộng với thính lực tuyệt vời, lại được màn đêm che đậy, nhờ đó cú đốm có thể lao từ trên cao xuống và tóm gọn con mồi trong móng vuốt của mình mà không hề gây ra một tiếng động nào. Chúng thường “định cư” trên các ngọn cây và săn các loài động vật sống trên cây khác như sóc, hay các loài lưỡng cư. Chúng cũng khá lười trong việc tự xây tổ cho mình, cho nên chúng thường tìm những hốc cây hoặc những tổ chim bị bỏ hoang để làm “chỗ che mưa nắng”. Tương tự như các loài họ hàng cú của mình, cú đốm hoạt động hoàn toàn về đêm, vì vậy người ta chỉ “nghe danh” chúng mà ít khi nhìn thấy tận mắt.
Vượn cáo bay
Cái tên mà người ta đặt cho chúng không phản ánh đặc tính của loài này; bởi vì thực tế chúng không phải vượn và không thực sự có khả năng bay. Tuy nhiên, cũng giống như các động vật linh trưởng, chúng thích nghi rất tốt với cuộc sống trên những cành cây. Mới nhìn thoáng qua loài này bạn sẽ tưởng là chúng có cánh, tuy nhiên, nhìn kỹ lại thì những cái cánh này thực chất chỉ là một màng da nới rộng ra phía ngoài từ cơ thể của chúng; nhờ có phần da phụ này mà chúng có thể lượn một khoảng cách khoảng 90m từ cây này qua cây khác. Và điều ngạc nhiên thú vị là khi lượn như vậy, chúng không bị mất độ cao nhiều, chính vì vậy mà chúng được coi là loài có kỹ năng bay lượn hoàn hảo nhất so với một số loài khác cũng có khả năng tương tự. Khả năng “bay” từ cành này sang cành khác giúp ích cho việc di chuyển của chúng rất nhiều bởi vì chúng không phải là loài leo trèo giỏi; trong tình thế bắt buột phải leo cây, chúng tỏ ra rất vụng về khi dùng bàn chân khá yếu và không có ngón cái của mình để bò dọc thân cây một cách chật vật.
Khỉ nhện
Khỉ nhện là một nhà nhào lộn trên không cừ khôi trong số những loài động vật chuyên sống trên cây. Chúng di chuyển bằng cách chuyền từ cành này sang cành khác, sử dụng đôi cánh tay dài và cái đuôi chắc khỏe để bám vào cành cây. Cái đuôi của chúng chắc đến nỗi có thể móc chắc chắn vào cành cây và khỏe đến nỗi có chịu đựng được sức nặng của khỉ mẹ và cả đứa con của nó. Đa số các loài khỉ đều có cái đuôi chắc khỏe giúp chúng đu đưa thoải mái mà không bị rơi. Khỉ nhện có lợi thế của loài chuyên sống trên cây, đó là thân hình mảnh khảnh và đôi cánh tay dài; nhờ vậy mà chúng có thể di chuyển trên không hết sức nhẹ nhành, và dùng cánh tay dài để với những cành cây đầy quả ở khoảng cách khá xa. Quê hương của những vận động viên nhào lộn xuất sắc này là những khu rừng ở Nam Mỹ.
Chim gõ kiến
Chim gõ kiến là tay thợ đốn gỗ cần cù. Công việc yêu thích cả đời của chúng là đục lỗ trên thân cây để tìm những tổ kiến hoặc mối ngon lành trong đó. Chim gõ kiến pileated – loài lớn nhất trong họ nhà gõ kiến, thường sinh sống ở Bắc Mỹ - nổi tiếng với “thành tích” đốn ngã những cây to trong các hoạt động đục đẽo không mệt mỏi của mình. Hầu hết các loài gõ kiến đều có cấu tạo cơ thể phù hợp với cuộc sống trên cây như ngón chân có vuốt bám rất chắc, cái mỏ và cổ chắc khỏe để đục thủng những thân gỗ cứng, và những chiếc lông đuôi có gai nhọn giúp nó cố định trên thân cây trong khi đang đục đẽo kiếm thức ăn.
Chuột túi sống trên cây
Nghĩ đến loài chuột túi nổi tiếng của châu Úc, thật khó để bạn tưởng tượng chúng là loài sống trên cây. Nhưng có 1 loài chuột túi khác nhỏ hơn, và chúng là những “kẻ ôm cây” thứ thiệt. Chúng chỉ thỉnh thoảng leo xuống đất để kiếm ăn hoặc tìm một cái cây mới để trú ẩn. So với loài họ hàng chuyên sống dưới đất của mình, chuột túi cây có những móng vuốt chắc chắn giúp chúng leo trèo dễ dàng trên các cành cây. Đuôi của chúng không có chức năng móc bám vào cành cây mà có tác dụng làm đối trọng khi chúng di chuyển từ cành này sang cành khác. Và khác với các loài chuột túi sống dưới đất thường di chuyển 2 chân sau cùng lúc khi chúng nhảy, loài chuột túi này có thể điều khiển 2 chân sau hoạt động độc lập, nhờ đó mà chúng có thể linh hoạt hơn khi di chuyển giữa các nhánh cây.
Ếch cây
Có rất nhiều loài ếch cây và chúng sống rải rác khắp nơi trên thế giới. Tứ chi của chúng rất khỏe giúp chúng nhảy từ cành này sang cành khác mà không hề hấn gì; trong khi đó, các đĩa keo dính ở các ngón chân giúp chúng bám chắc chắn vào bề mặt mà chúng tiếp xúc, và giúp chúng di chuyển dễ dành trên những mặt phẳng thẳng đứng. Ngoại hình của chúng cũng thường tương xứng với môi trường quanh khu vực mà chúng sinh sống - các loài sống ở vùng nhiệt đới thường có màu sắc thân mình sặc sỡ, còn các loài sống ở vùng khí hậu ôn đới thường có màu sắc tối hơn. Và nhiều loài trong số chúng còn có khả năng thay đổi màu sắc tương ứng với sự thay đổi của môi trường xung quanh.
Gấu túi Koala
Gấu Koala giành được hạng 2 trong bảng xếp hạng này nhờ vào ngoại hình dễ thương và thân thiện của mình. Gấu túi gần như dành trọn đời của nó trên các tán cây khuynh diệp. Mỗi con gấu túi sẽ làm nhà trên một cây của riêng mình và chỉ tiếp khách vào mùa giao phối. Đôi khi chúng cũng trèo xuống đất để đi tìm một cái cây khác làm nhà. Khẩu phần ăn của chúng cũng rất kén chọn, chúng chỉ ăn duy nhất mỗi món lá khuynh diệp, và vì vậy mà cơ thể chúng cũng có thoảng mùi dầu gió. Một đặc điểm thú vị khác của những con gấu túi dễ thương này là phần lớn thời gian trong ngày – khoảng 18 tiếng – chúng ở trạng thái “bất động”, đây là khoảng thời gian chúng ngủ hoặc đơn giản là nghỉ ngơi.
Đười ươi
Là loài động vật lớn nhất và được cho là thông minh nhất trong số các loài chuyên sống trên cây, đười ươi được mệnh danh là vua trên các cành cây. Đười ươi sống phần lớn cuộc đời mình dưới các tán cây rừng. Đây là nơi chúng ăn, ngủ, sinh sản và nuôi con. Các con cái làm tổ và sinh nở trên ngọn cây. Những đứa con của chúng bám dính lấy cơ thể mẹ trong lúc nó chuyền cành để kiếm thức ăn. Cánh tay của đười ươi có thể đạt chiều dài đến 2m, và bàn chân chắc khỏe có hình dạng giống bàn tay cho phép chúng bám chắc vào các cành cây trong khi quăng cơ thể đồ sộ của mình di chuyển từ cành này sang cành khác. Tứ chi của chúng cực kỳ mềm dẻo linh hoạt, các khớp cổ tay, khớp hông và khớp vai của chúng có thể đáp ứng được các cử động phức tạp. Chính nhờ những lợi thế này mà chúng có khả năng hoạt động nhanh nhẹn, linh hoạt mà không một loài nào so sánh được. Vì vậy chúng xứng đáng được tôn vinh là vua của các loài vật chuyên sống trên cây.
Bọ nhảy
Loài côn trùng chuyên sống trên cây này có cấu tạo phần lưng cứng nhô lên với nhiều hình thù khá “oai phong lẫm liệt” như hình một cái sừng, hay như một chiếc gai nhọn to, hoặc có hình dạng như trăng lưỡi liềm. Nhờ những “phụ kiện” này mà trông vẻ ngoài của chúng uy nghi như đang khoác trên mình một bộ đồ chiến binh chắc chắn để sẵn sàng xung trận. Thực tế, với hình thù như vậy chúng cũng có thể tự bảo vệ mình trong môi trường sống nhiều mối nguy; những chiếc sừng hay gai nhọn trên người chúng khá cứng nên có thể đâm thủng da hay xuyên thủng giày của bạn. Với phần miệng có cấu tạo đặc biệt dùng để hút nhựa cây, loài vật này là một kẻ “ôm cây” điển hình, và chúng rất hiếm khi “vi hành” xuống mặt đất. Khi cảm thấy nguy hiểm gần kề, chúng sẽ nhảy đi nơi khác để tránh nạn, vì thế mà chúng được gọi là bọ nhảy.
Trăn xanh
Cũng giống như nhiều thành viên khác trong họ nhà trăn Nam Mỹ, loài trăn xanh này có một bộ phận cơ thể giúp nó thích nghi một cách hoàn hảo với cuộc sống lơ lửng trên các cành cây: đó là một cái đuôi chắc khỏe và có khả năng bám rất chắc. Với cái đuôi này, con trăn xanh có thể neo mình chắc chắn trên cành cây trong khi phần cơ thể còn lại thòng xuống dưới rình rập xung quanh để kiếm thức ăn. Cơ thể thon dài và màu xanh lục tươi của nó cũng giúp nó hòa mình vào cái nền cây cối sum sê của các khu rừng nhiệt đới. Loài trăn xanh có vẻ “quyến rũ chết người” này sống trong những khu rừng ở New Guinea, một vài hòn đảo ở Indonesia và phía bắc nước Úc. Nếu bạn đến những khu vực này, nhiều khả năng là bạn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng sắc xanh tuyệt vời của chúng, và cách chúng cuộn mình khéo léo nằm vắt vẻo nghỉ ngơi trên các cành cây.
Cú đốm
Cú đốm là một tay thợ săn nhà nghề và ra tay hành động rất kín đáo nhờ vào khả năng hoạt động trong bóng đêm. Mắt của chúng rất tinh cộng với thính lực tuyệt vời, lại được màn đêm che đậy, nhờ đó cú đốm có thể lao từ trên cao xuống và tóm gọn con mồi trong móng vuốt của mình mà không hề gây ra một tiếng động nào. Chúng thường “định cư” trên các ngọn cây và săn các loài động vật sống trên cây khác như sóc, hay các loài lưỡng cư. Chúng cũng khá lười trong việc tự xây tổ cho mình, cho nên chúng thường tìm những hốc cây hoặc những tổ chim bị bỏ hoang để làm “chỗ che mưa nắng”. Tương tự như các loài họ hàng cú của mình, cú đốm hoạt động hoàn toàn về đêm, vì vậy người ta chỉ “nghe danh” chúng mà ít khi nhìn thấy tận mắt.
Vượn cáo bay
Cái tên mà người ta đặt cho chúng không phản ánh đặc tính của loài này; bởi vì thực tế chúng không phải vượn và không thực sự có khả năng bay. Tuy nhiên, cũng giống như các động vật linh trưởng, chúng thích nghi rất tốt với cuộc sống trên những cành cây. Mới nhìn thoáng qua loài này bạn sẽ tưởng là chúng có cánh, tuy nhiên, nhìn kỹ lại thì những cái cánh này thực chất chỉ là một màng da nới rộng ra phía ngoài từ cơ thể của chúng; nhờ có phần da phụ này mà chúng có thể lượn một khoảng cách khoảng 90m từ cây này qua cây khác. Và điều ngạc nhiên thú vị là khi lượn như vậy, chúng không bị mất độ cao nhiều, chính vì vậy mà chúng được coi là loài có kỹ năng bay lượn hoàn hảo nhất so với một số loài khác cũng có khả năng tương tự. Khả năng “bay” từ cành này sang cành khác giúp ích cho việc di chuyển của chúng rất nhiều bởi vì chúng không phải là loài leo trèo giỏi; trong tình thế bắt buột phải leo cây, chúng tỏ ra rất vụng về khi dùng bàn chân khá yếu và không có ngón cái của mình để bò dọc thân cây một cách chật vật.
Khỉ nhện
Khỉ nhện là một nhà nhào lộn trên không cừ khôi trong số những loài động vật chuyên sống trên cây. Chúng di chuyển bằng cách chuyền từ cành này sang cành khác, sử dụng đôi cánh tay dài và cái đuôi chắc khỏe để bám vào cành cây. Cái đuôi của chúng chắc đến nỗi có thể móc chắc chắn vào cành cây và khỏe đến nỗi có chịu đựng được sức nặng của khỉ mẹ và cả đứa con của nó. Đa số các loài khỉ đều có cái đuôi chắc khỏe giúp chúng đu đưa thoải mái mà không bị rơi. Khỉ nhện có lợi thế của loài chuyên sống trên cây, đó là thân hình mảnh khảnh và đôi cánh tay dài; nhờ vậy mà chúng có thể di chuyển trên không hết sức nhẹ nhành, và dùng cánh tay dài để với những cành cây đầy quả ở khoảng cách khá xa. Quê hương của những vận động viên nhào lộn xuất sắc này là những khu rừng ở Nam Mỹ.
Chim gõ kiến
Chim gõ kiến là tay thợ đốn gỗ cần cù. Công việc yêu thích cả đời của chúng là đục lỗ trên thân cây để tìm những tổ kiến hoặc mối ngon lành trong đó. Chim gõ kiến pileated – loài lớn nhất trong họ nhà gõ kiến, thường sinh sống ở Bắc Mỹ - nổi tiếng với “thành tích” đốn ngã những cây to trong các hoạt động đục đẽo không mệt mỏi của mình. Hầu hết các loài gõ kiến đều có cấu tạo cơ thể phù hợp với cuộc sống trên cây như ngón chân có vuốt bám rất chắc, cái mỏ và cổ chắc khỏe để đục thủng những thân gỗ cứng, và những chiếc lông đuôi có gai nhọn giúp nó cố định trên thân cây trong khi đang đục đẽo kiếm thức ăn.
Chuột túi sống trên cây
Nghĩ đến loài chuột túi nổi tiếng của châu Úc, thật khó để bạn tưởng tượng chúng là loài sống trên cây. Nhưng có 1 loài chuột túi khác nhỏ hơn, và chúng là những “kẻ ôm cây” thứ thiệt. Chúng chỉ thỉnh thoảng leo xuống đất để kiếm ăn hoặc tìm một cái cây mới để trú ẩn. So với loài họ hàng chuyên sống dưới đất của mình, chuột túi cây có những móng vuốt chắc chắn giúp chúng leo trèo dễ dàng trên các cành cây. Đuôi của chúng không có chức năng móc bám vào cành cây mà có tác dụng làm đối trọng khi chúng di chuyển từ cành này sang cành khác. Và khác với các loài chuột túi sống dưới đất thường di chuyển 2 chân sau cùng lúc khi chúng nhảy, loài chuột túi này có thể điều khiển 2 chân sau hoạt động độc lập, nhờ đó mà chúng có thể linh hoạt hơn khi di chuyển giữa các nhánh cây.
Ếch cây
Có rất nhiều loài ếch cây và chúng sống rải rác khắp nơi trên thế giới. Tứ chi của chúng rất khỏe giúp chúng nhảy từ cành này sang cành khác mà không hề hấn gì; trong khi đó, các đĩa keo dính ở các ngón chân giúp chúng bám chắc chắn vào bề mặt mà chúng tiếp xúc, và giúp chúng di chuyển dễ dành trên những mặt phẳng thẳng đứng. Ngoại hình của chúng cũng thường tương xứng với môi trường quanh khu vực mà chúng sinh sống - các loài sống ở vùng nhiệt đới thường có màu sắc thân mình sặc sỡ, còn các loài sống ở vùng khí hậu ôn đới thường có màu sắc tối hơn. Và nhiều loài trong số chúng còn có khả năng thay đổi màu sắc tương ứng với sự thay đổi của môi trường xung quanh.
Gấu túi Koala
Gấu Koala giành được hạng 2 trong bảng xếp hạng này nhờ vào ngoại hình dễ thương và thân thiện của mình. Gấu túi gần như dành trọn đời của nó trên các tán cây khuynh diệp. Mỗi con gấu túi sẽ làm nhà trên một cây của riêng mình và chỉ tiếp khách vào mùa giao phối. Đôi khi chúng cũng trèo xuống đất để đi tìm một cái cây khác làm nhà. Khẩu phần ăn của chúng cũng rất kén chọn, chúng chỉ ăn duy nhất mỗi món lá khuynh diệp, và vì vậy mà cơ thể chúng cũng có thoảng mùi dầu gió. Một đặc điểm thú vị khác của những con gấu túi dễ thương này là phần lớn thời gian trong ngày – khoảng 18 tiếng – chúng ở trạng thái “bất động”, đây là khoảng thời gian chúng ngủ hoặc đơn giản là nghỉ ngơi.
Đười ươi
Là loài động vật lớn nhất và được cho là thông minh nhất trong số các loài chuyên sống trên cây, đười ươi được mệnh danh là vua trên các cành cây. Đười ươi sống phần lớn cuộc đời mình dưới các tán cây rừng. Đây là nơi chúng ăn, ngủ, sinh sản và nuôi con. Các con cái làm tổ và sinh nở trên ngọn cây. Những đứa con của chúng bám dính lấy cơ thể mẹ trong lúc nó chuyền cành để kiếm thức ăn. Cánh tay của đười ươi có thể đạt chiều dài đến 2m, và bàn chân chắc khỏe có hình dạng giống bàn tay cho phép chúng bám chắc vào các cành cây trong khi quăng cơ thể đồ sộ của mình di chuyển từ cành này sang cành khác. Tứ chi của chúng cực kỳ mềm dẻo linh hoạt, các khớp cổ tay, khớp hông và khớp vai của chúng có thể đáp ứng được các cử động phức tạp. Chính nhờ những lợi thế này mà chúng có khả năng hoạt động nhanh nhẹn, linh hoạt mà không một loài nào so sánh được. Vì vậy chúng xứng đáng được tôn vinh là vua của các loài vật chuyên sống trên cây.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách
Cột tin quảng cáo