Những loài động vật nào ‘hiếm có, khó tìm’ trên trái đất?
Sự thật bất ngờ về hành vi... 'đồng tính luyến ái' ở động vật / Những bức ảnh cực hài hước và đáng yêu của động vật hoang dã
Loài rùa nguy cấp 'tóc xanh' chuyên thở qua lỗ huyệt
Rùa sông Mary là loài sinh vật bản địa ở Queensland, Australia. Chúng có đặc điểm mọc tảo xanh trên đầu và thở qua bộ phận sinh dục. Loài này có nguy cơ tuyệt chủng do nạn săn bắt làm thú nuôi của con người.
Rùa sông Mary với "mái tóc" dựng đứng màu xanh tạo thành từ sợi tảo mọc trên cơ thể được Hiệp hội Động vật học London (ZSL) xếp vào danh sách những loài bò sát dễ tổn thương nhất,Guardianhôm 11/4 đưa tin. Loài rùa dài 40 cm này chỉ sống trên sông Mary ở bang Queensland, Australia và có thể thở qua bộ phận sinh dục. Bản chất hiền lành biến chúng thành loài thú cảnh được nhiều người ưa chuộng.
Cơ quan giống mang bên trong lỗ huyệt, bộ phận dùng để bài tiết và giao phối ở bò sát, cho phép rùa sông Mary ở dưới nước trong thời gian lên tới ba ngày. Tuy nhiên, chúng không thể trốn khỏi các nhà sưu tập thú cảnh. Tổ của chúng thường bị lùng sục vào thập niên 1960 và 1970.
Rùa sông Mary xếp thứ 30 trong danh sách Động vật nguy cấp trên toàn cầu và đặc trưng tiến hóa của ZSL đối với bò sát. Các danh sách xuất bản trước đó được xếp loại theo động vật lưỡng cư, chim, san hô và động vật có vú, giúp định hướng công tác bảo tồn cho 100 loài có nguy cơ cao nhất. Mỗi loài được chấm điểm dựa theo nguy cơ tuyệt chủng và sự độc đáo về mặt tiến hóa. Đứng đầu danh sách năm nay là loài rùa đầu to Madagascar đang bị săn bắt làm thức ăn và mua bán.
"Bò sát ít được chú ý bảo tồn hơn so với chim và động vật có vú. Tuy nhiên, danh sách bò sát nguy cấp chỉ ra những sinh vật này thực sự độc đáo, thú vị và dễ tổn thương tới mức nào", Rikki Gumbs, điều phối viên của ZSL, cho biết.
Loài sứa “nằm im" vẫn có thể tấn công người
Sứa lộn ngược có tên khoa học là Cassiopea Xamachana, thuộc chi Cassiopea, tạo ra rất nhiều chất nhầy dính để bẫy con mồi nhỏ như tôm ngâm nước mặn ( tên khoa học là Artemia). Một số cá thậm chí bị chết trong đám chất nhờn. Khi các thợ lặn bơi gần những con sứa này, họ có cảm giác bị chích chích ở da, mặc dù không bao giờ tiếp xúc với động vật không xương sống.
Cảm giác thường được mô tả là ngứa hoặc bỏng khó chịu, các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm về nọc độc này cho thấy nếu phơi nhiễm quá mức có thể gây bất lợi như tán huyết hồng cầu, các phản ứng điện trong màng tế bào.
Đối với TS Angel Yanagihara, một nhà hóa sinh và chuyên gia về sứa tại Đại học Hawaii, những phát hiện mới đặt ra một số câu hỏi dài về cảm giác châm chích nước.
TS Yan giải thích rằng: "Chất nhầy chỉ là một chất gây dị ứng nhưng tôi không tin điều đó. Vì vậy, kết quả nghiên cứu khiến tôi khá hài lòng khi thấy một mô tả công phu và phân tích chính xác về những gì sứa lộn ngược đang thả vào nước."
TS Yanagihara cho biết thêm, các loài sứa lộn ngược còn được gọi là Medusozoa. Theo tự nhiên chúng biết bơi, nhưng kỳ lạ thay Cassiopea đã tiến hóa để ngồi dưới đáy đại dương, giống như anh em họ xa của nó là hải quỳ.
Nai sừng tấm trắng quý hiếm như trong thần thoại
Một con nai sừng tấm trắng quý hiếm được phát hiện ở Gunnarskog, tỉnh Varmland, Thụy Điển. Hiện chỉ có khoảng 100 con nai sừng tấm trắng ở Thụy Điển.
Chúng không mắc bạch tạng mà có một khiếm khuyết trong mã gene gây thiếu sắc tố. Tình trạng này được gọi là leucism. Chúng có thể có lông sáng hơn, trắng một phần hoặc toàn bộ. Tuy nhiên, mắt và móng vẫn có màu sắc bình thường trong hầu hết các trường hợp, khác với bạch tạng. Những con nai trắng quý hiếm nàу đôi khi còn được gọi là "nai linh hồn" Ƅởi người dân bản địa bởi sự quý hiếm và thuần khiết củɑ chúng.
Những cá thể nai sừng tấm trắng được Ƅảo vệ đặc biệt theo luật bảo tồn hoɑng dã năm 1997. Theo đó, những con nɑi sừng tấm bạch tạng hoặc đột biến gene với hơn 50% cơ thể có màu trắng sẽ Ƅị cấm săn bắn tuyệt đối.
Nai sừng tấm là thành viên lớn nhất còn tồn tại thuộc họ Hươu nɑi, phân bố chủ yếu ở châu Âu và Bắc Mỹ. Ϲon trưởng thành có thể cao trên 2,1m và nặng hơn 600kg
Nai sừng tấm được phân biệt bởi bộ gạc hình dạng chân màng ở con đực; thành viên khác cùng họ có gạc hình dạng cành cây (“giống như nhánh cây”).
Loài bạch tuộc có khả năng tách rời tua
Loài bạch tuộc Paper Nautilus cũng là một trong những loài sinh vật kì dị trên trái đất. Những con đực có khả năng tự tách rời dương vật của mình trong mùa sinh sản để giao phối, sau đó mọc ra cái mới.
Loài bạch tuộc này có khả năng tách rời xúc tu khi gặp nguy hiểm để đánh lạc hướng kẻ thù. “Cánh tay trái” thứ 3 của con đực thuộc 2 loài này cũng có khả năng phát triển thành một d.ương vật tháo rời. Hiển nhiên là sau khi tách ra, "d.ương vật" đó vẫn bơi theo con cái và giao hợp bình thường.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách
CLIP: Sóc nhỏ "chơi khăm" linh miêu và cái kết đầy bi thảm