Khám phá

Những loài voọc đặc hữu quý hiếm ở Việt Nam

Theo trang thông tin của Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, đây là vùng sống quan trọng của voọc chà vá chân xám đặc hữu của Việt Nam, tập trung khoảng 1/5 số lượng cá thể của loài. Voọc chà vá chân xám có tên khoa học là Pygathrix cinerea, phân biệt với voọc chà vá chân đỏ, voọc chà vá chân đen.

Những sự thật đáng yêu về các loài động vật có thể bạn chưa biết / Khám phá loài động vật có ‘cú đấm mạnh nhất thế giới’

Theo trang thông tin của Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, đây là vùng sống quan trọng của voọc chà vá chân xám đặc hữu của Việt Nam, tập trung khoảng 1/5 số lượng cá thể của loài. Voọc chà vá chân xám có tên khoa học là Pygathrix cinerea, phân biệt với voọc chà vá chân đỏ, voọc chà vá chân đen. Ảnh: Nguyễn Ái Tâm/FZS.

Theo trang thông tin của Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, đây là vùng sống quan trọng của voọc chà vá chân xám đặc hữu của Việt Nam, tập trung khoảng 1/5 số lượng cá thể của loài. Voọc chà vá chân xám có tên khoa học là Pygathrix cinerea, phân biệt với voọc chà vá chân đỏ, voọc chà vá chân đen. Ảnh: Nguyễn Ái Tâm/FZS.

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh nằm trên địa bàn 3 huyện Mang Yang, Kbang và Đak Đoa của tỉnh Gia Lai. Năm 2002, Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Ka Kinh được chuyển hạng thành vườn quốc gia, với tổng diện tích khoảng 41.780 ha. Đến Gia Lai, du khách có thể trải nghiệm du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Kon Ka Kinh. Ảnh: Trương Gia Huy.

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh nằm trên địa bàn 3 huyện Mang Yang, Kbang và Đak Đoa của tỉnh Gia Lai. Năm 2002, Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Ka Kinh được chuyển hạng thành vườn quốc gia, với tổng diện tích khoảng 41.780 ha. Đến Gia Lai, du khách có thể trải nghiệm du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Kon Ka Kinh. Ảnh: Trương Gia Huy.

Theo Tổ chức bảo tồn động, thực vật hoang dã quốc tế (FFI), voọc mũi hếch là loài linh trưởng quý hiếm, trên thế giới ước tính chỉ còn khoảng 250 cá thể, với 4 loài. Trong đó, voọc mũi hếch với tên khoa học Rhinopithecus avunculus là loài đặc hữu ở Việt Nam, có lông màu đen, vùng đầu, ngực, bụng, mặt trong chi trước, chi sau có màu trắng, vùng cổ có mảng lông màu da cam, đuôi dài hơn thân... Tại Việt Nam, khu vực Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) được xem là nơi có quần thể voọc mũi hếch lớn nhất. Ảnh: Lê Khắc Quyết.

Theo Tổ chức bảo tồn động, thực vật hoang dã quốc tế (FFI), voọc mũi hếch là loài linh trưởng quý hiếm, trên thế giới ước tính chỉ còn khoảng 250 cá thể, với 4 loài. Trong đó, voọc mũi hếch với tên khoa học Rhinopithecus avunculus là loài đặc hữu ở Việt Nam, có lông màu đen, vùng đầu, ngực, bụng, mặt trong chi trước, chi sau có màu trắng, vùng cổ có mảng lông màu da cam, đuôi dài hơn thân... Tại Việt Nam, khu vực Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) được xem là nơi có quần thể voọc mũi hếch lớn nhất. Ảnh: Lê Khắc Quyết.

Voọc Cát Bà là loài động vật quý hiếm đặc hữu ở quần đảo Cát Bà, thuộc huyện đảo Cát Hải, TP Hải Phòng, nằm trong nhóm các loài linh trưởng có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới. Voọc Cát Bà có tên khoa học là Trachypithecus poliocephalus, còn gọi là voọc đầu vàng, khi mới sinh có màu vàng cam, về sau mới chuyển màu như con trưởng thành. Ảnh: Trang TTĐT Vườn quốc gia Cát Bà.

Voọc Cát Bà là loài động vật quý hiếm đặc hữu ở quần đảo Cát Bà, thuộc huyện đảo Cát Hải, TP Hải Phòng, nằm trong nhóm các loài linh trưởng có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới. Voọc Cát Bà có tên khoa học là Trachypithecus poliocephalus, còn gọi là voọc đầu vàng, khi mới sinh có màu vàng cam, về sau mới chuyển màu như con trưởng thành. Ảnh: Trang TTĐT Vườn quốc gia Cát Bà.

Khu dự trữ sinh quyển thế giới Quần đảo Cát Bà được UNESCO công nhận vào năm 2004, với diện tích hơn 26.240 ha. Theo trang thông tin giới thiệu, khu dự trữ sinh quyển này có hơn 4.150 loài động, thực vật, với 7 hệ sinh thái nhiệt đới cận chí tuyến điển hình. Cát Bà cũng là nơi phát hiện nhiều di chỉ khảo cổ học giá trị. Ảnh: Đông Giang.

Khu dự trữ sinh quyển thế giới Quần đảo Cát Bà được UNESCO công nhận vào năm 2004, với diện tích hơn 26.240 ha. Theo trang thông tin giới thiệu, khu dự trữ sinh quyển này có hơn 4.150 loài động, thực vật, với 7 hệ sinh thái nhiệt đới cận chí tuyến điển hình. Cát Bà cũng là nơi phát hiện nhiều di chỉ khảo cổ học giá trị. Ảnh: Đông Giang.

Đầm Vân Long ở huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam (2010) công nhận là nơi có số lượng cá thể voọc mông trắng nhiều nhất. Voọc mông trắng có tên khoa học là Trachypithecus delacouri, còn gọi là voọc quần đùi trắng do đặc điểm vẻ ngoài độc đáo của chúng, là loài đặc hữu quý hiếm. Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long cũng chính là khu ramsar thế giới thứ 9 của Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Mạnh Hiệp.

Đầm Vân Long ở huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam (2010) công nhận là nơi có số lượng cá thể voọc mông trắng nhiều nhất. Voọc mông trắng có tên khoa học là Trachypithecus delacouri, còn gọi là voọc quần đùi trắng do đặc điểm vẻ ngoài độc đáo của chúng, là loài đặc hữu quý hiếm. Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long cũng chính là khu ramsar thế giới thứ 9 của Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Mạnh Hiệp.

 

Năm 2014, bộ tem bưu chính "Thú linh trưởng Việt Nam" được phát hành, nhân Hội nghị Linh trưởng quốc tế lần thứ 25 tổ chức tại Việt Nam. Bộ tem gồm 4 mẫu tem và 1 bloc, giới thiệu 5 loài linh trưởng đặc hữu, quý hiếm của nước ta: voọc chà vá chân xám, voọc mũi hếch, voọc Cát Bà, voọc mông trắng và vượn đen tuyền Đông Bắc. Ảnh: VnPost.

Năm 2014, bộ tem bưu chính "Thú linh trưởng Việt Nam" được phát hành, nhân Hội nghị Linh trưởng quốc tế lần thứ 25 tổ chức tại Việt Nam. Bộ tem gồm 4 mẫu tem và 1 bloc, giới thiệu 5 loài linh trưởng đặc hữu, quý hiếm của nước ta: voọc chà vá chân xám, voọc mũi hếch, voọc Cát Bà, voọc mông trắng và vượn đen tuyền Đông Bắc. Ảnh: VnPost.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm