Khám phá

Những ngôi làng kỳ lạ ở Ấn Độ

Trong thực tế, có nhiều ngôi làng ở Ấn Độ đạt những tiến bộ mà ngay cả các đô thị cũng tự thấy mình không bằng.

Hồ sơ bệnh án của trùm phát xít Hitler (Kỳ IV) / Sứ mạng bí mật bắt cóc chuyên gia bom hạt nhân của Hitler

Ấn Ðộ có nền kinh tế dựa trên nông nghiệp, phụ thuộc phần lớn vào các ngôi làng (gaon) để phát triển. Các gaon luôn có sức hấp dẫn cổ xưa khác biệt mà chỉ người Ấn Ðộ mới có thể hiểu được. Những đồn điền chè, nhà bùn, không khí trong lành, bầu trời đầy sao... chỉ là một số trong những niềm hạnh phúc mà các ngôi làng Ấn Ðộ mang đến cho chúng ta khi trải nghiệm cuộc sống ở đây.

Trong thực tế, có nhiều ngôi làng ở Ấn Độ đạt những tiến bộ mà ngay cả các đô thị cũng tự thấy mình không bằng. Và những ví dụ điển hình dưới đây chứng minh điều đó.

1. Mawlynnong - Ngôi làng sạch nhất châu Á

Làng Mawlynnong.
Làng Mawlynnong.

Mawlynnong, một ngôi làng nhỏ ở Meghalaya, được tạp chí Discover India tặng danh hiệu "Làng sạch nhất châu Á" năm 2003. Nằm cách Shillong khoảng 90km, làng Mawlynnong có lối đi bộ thoáng đãng để bạn có thể vừa thư giãn vừa khám phá cảnh quan đẹp đẽ xung quanh. Các du khách cho biết không thể tìm thấy một mẩu thuốc lá hay bất cứ chai, túi nhựa nào nằm ở đó.

2. Punsari - Làng công nghệ cao

Làng Punsari nằm ở Gujarat, được mệnh danh là làng hiện đại nhất Ấn Độ. Tất cả người dân trong làng đều có thể kết nối wifi, trường học có truyền hình cáp và các phòng học có camera giám sát giúp phụ huynh theo dõi được việc học của con em mình.

Ngôi làng Punsari cũng tự hào về một hệ thống mini-bus và nhiều phương tiện khác. Việc hiện đại hóa ngôi làng được Chính phủ Ấn Độ tài trợ và theo mô hình cấp vốn của chính làng.

3. Hiware Bazar - Làng 60 triệu phú

 

Làng Hiware Bazar thuộc quận Ahmednagar của Maharashtra, đã biến đổi từ một nơi có nhiều vấn đề để trở thành ngôi làng giàu có nhất Ấn Độ. Lý do duy nhất cho sự thay đổi này là một người đàn ông có tên Popatrao Pawar, trưởng làng. Ông đã cấm tất cả các chất gây nghiện để giảm thiểu chi phí và khuyến khích dân làng đầu tư vào việc thu hoạch nước mưa, chăn nuôi gia súc ...

Trong làng có tới 60 triệu phú và rất ít người nghèo. Từ 168 hộ nghèo vào năm 1995, Hiware Bazar hiện chỉ có 3 hộ nghèo. Dân làng tiếp tục phấn đấu để không còn hộ nghèo nào trong làng nữa.

4. Dharnai - Làng đầu tiên hoàn toàn sử dụng năng lượng mặt trời

Làng Dharnai ở Bihar, thoát khỏi 30 năm đen tối bằng cách phát triển hệ thống điện năng lượng mặt trời của riêng mình. Với sự trợ giúp của Greenpeace, Dharnai tuyên bố mình là làng tự chủ về năng lượng vào tháng 7/2014.

Sinh viên không cần giới hạn thời gian học tập vào ban ngày, phụ nữ không còn phải sợ ra đường vào ban đêm, vì năng lượng mặt trời luôn thắp sáng ngôi làng có 2.400 cư dân này. Có lẽ ngay cả các thành phố lớn khác cũng chưa làm được như làng Dharnai.

 

5. Kokrebellur - Ngôi làng yêu thích chim

Ngôi làng nhỏ Kokrebellur nằm ở Karnataka, tin tưởng vào việc bảo tồn thiên nhiên. Trong khi hầu hết các làng khác coi loài chim mang đến sự phiền toái v́ chúng gây hại cho mùa màng, th́ Kokrebellur lại tự hào về các loài chim quý hiếm bay quanh và thậm chí không e ngại con người.

Dân làng coi chim như thành viên trong gia đình, thậm chí họ còn tạo ra một khu vực dành riêng cho những chú chim bị thương có thể nghỉ ngơi và chữa lành. Điều này thật tuyệt vời phải không?

6. Pothanikkad - Ngôi làng 100% người dân biết chữ

Làng Pothanikkad ở Kerala là ngôi làng đầu tiên ở Ấn Độ đạt tỷ lệ biết chữ 100%. Ngôi làng không chỉ tự hào về các trường trung học phổ thông đạt chuẩn thành phố, mà còn có cả trường tiểu học và trường tư.

 

Theo điều tra dân số năm 2001, có 17.563 người được đi học và đã biết đọc biết viết, ngang bằng số cư dân sống trong làng.

7. Shani Shingnapur - Ngôi làng an toàn đến mức không cần cửa

Làng Shani Shingnapur ở Maharashtra, được xem là ngôi làng an toàn nhất ở Ấn Độ, nơi này nổi tiếng vì nhà thiếu cửa. Thậm chí không có đồn cảnh sát trong thôn.

Và Shani Shingnapur nổi tiếng nhờ đã phá một kỷ lục thú vị: Ngôi làng có chi nhánh ngân hàng không khóa cửa đầu tiên của nước này (Ngân hàng UCO). Ngay cả cửa vào nhà vệ sinh công cộng hay nhà tắm ở đây cũng không có cửa.

Thế nhưng, để đảm bảo sự riêng tư và đáp ứng yêu cầu của phụ nữ, gần đây làng đã đồng ý treo một tấm rèm mỏng gần lối ra vào.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm