Những sinh vật dưới đáy biển vô cùng đẹp và dễ thương
Không phải báo hay sư tử, sinh vật nhỏ bé quen thuộc này mới là loài săn mồi thành công nhất trong tự nhiên / Chỉ dài 2,5 cm, sinh vật tý hon có chất độc chết người, “chạm da” là nguy hiểm
1. Cá bướu
Cá bướu rất thích nước lạnh, nên người ta thường tìm thấy chúng ở Bắc Đại Tây Dương, Bắc Thái Bình Dương và Bắc Cực. Với kích cỡ khá khiêm tốn (con dài nhất chỉ chưa đầy 17cm), thức ăn chủ yếu của loài cá này là các loài giáp xác nhỏ ở đáy biển.
Điều đặc biệt về những anh bạn này là phần giác hút ở bụng giúp chúng có thể bám chặt vào các phiến đá dưới đáy biển. Nhận thấy được đặc tính này, một số viện hải dương đã thả thêm bóng bay vào bể, cho chúng bám lên để tăng sự hấp dẫn cho du khách.
Dường như chúng chẳng hề quan tâm đó có phải là những tảng đá quen thuộc hay không mà bám vào đây rất nhiều – do đó người ta còn gọi chúng bằng một cái tên rất đáng yêu – cá bóng bay.
2. Bạch tuộc Dumbo
Sinh sống ở tầng nước 7.000mdưới mực nước biển, đây là một trong những loài động vật sống ở vùng nước sâu nhất từng được phát hiện.
Đa phần kích cỡ của chúng chỉ rơi vào khoảng 20cm, có nghĩa chúng thuộc hàng sinh vật khá nhỏ nhắn. Thế nhưng đừng coi thường chúng, Dumbo thật ra là những tay săn mồi cự phách.
Chúng ăn các loại giáp xác, thân mềm… ở đáy biển và thường nuốt chửng con mồi trong tích tắc.
Một số loài bạch tuộc có túi mực để phun vào kẻ thù rồi trốn chạy nhưng bạch tuộc Dumbo thì không. Lí do rất đơn giản thôi, chúng đã sống ở nơi quanh năm tối như mực rồi thì còn cần đến cách tự vệ đó làm gì?
3. Cá dao găm
Cá dao găm được tìm thấy rất nhiều ở phía Tây Đại Tây Dương, đặc biệt ở các khu có mật độ cây, san hô và rạn đá dày đặc. Lí do là bởi chúng khá nhút nhát và thường có xu hướng trốn vào những vùng này.
Ở những nơi trưng bày cá dao găm, các bể đều phải có riêng khu trú ẩn cho chúng.Thứ duy nhất lôi kéo được chúng ra ngoài chỉ có thức ăn – chính là sâu đen và tôm.
4. Cá vẹt
Ngoài vẻ ngoài đáng yêu miễn bàn đến, cá vẹt là loài vật có đời sống đặc biệt thú vị. Những con cá đực có thể theo chế độ đa thê và sở hữu hẳn một dàn “harem” của mình.
Và nếu như con đực này chết đi, một con cái sẽ… chuyển giới và trở thành người kế thừa tất cả bầu đàn thê tử kia.Dù có vô vàn màu sắc, kích cỡ khác nhau, nhưng tất cả cá vẹt đều có điểm chung: phần mỏ như mỏ vẹt tạo bởi răng và hàm hơi nhô ra – dân gian còn gọi thân thuộc là “bị vẩu”. Đặc điểm này giúp chúng cạo phần tảo bám ngoài đá hoặc phần mềm của san hô.
5. Sên thỏ (Acanthodoris Pilosa)
Mang một vẻ ngoài hiền lành và dễ thương đến mức khó thở, sên thỏ khiến cho nhiều người chỉ muốn bắt về nuôi ngay lập tức.
Do vòng đời của sên thỏ rất ngắn, chỉ vài tuần cho đến một năm nên mọi cơ hội gặp được “nửa kia” đều vô cùng quý giá. Hai chiếc “tai thỏ” kia chính là những chiếc radar bảo bối giúp chúng tìm được thức ăn và bạn đời.
Tưởng như kích thước khiêm tốn và sự chậm chạp cố hữu khiến cho chúng luôn bị đe dọa bởi các loài vật khác, thì hóa ra sên thỏ không phải là loài dễ bị bắt nạt. Giống như rất nhiều anh em trong họ sên biển của mình, chúng có vũ khí là độc tố vô cùng lợi hại.
6. Sên cừu xanh (Costasiella Kuroshimae)
Đôi mắt sáng nhỏ xíu, màu xanh bắt mắt, kèm những chiếc xúc tu bé tí… tất cả đều khiến cho sên cừu xanh trông cứ như bước ra từ phim hoạt hình vậy. Chúng rất bé, chỉ dài khoảng 5mm. Người ta đã từng bắt gặp chúng ở Nhật Bản, Indonesia hay Philippines…
Hiện nay, loài sên này đang là đề tài nghiên cứu ưa thích của rất nhiều nhà khoa học. Điểm hấp dẫn họ không gì khác, chính là khả năng quang hợp – điều mà tưởng như chỉ có cây xanh mới làm được.
Thức ăn của chúng là các loại tảo biển, nhưng đây không phải là nguồn dinh dưỡng chính để nuôi dưỡng cơ thể. Sên chỉ ăn tảo để lấy diệp lục và đưa vào các tế bào của mình.
Nhờ có diệp tục của tảo, chúng thực hiện quang hợp để tổng hợp chất dự trữ, và đó mới là nguồn dinh dưỡng nuôi sống cơ thể.
7. Sên lá rau (Elysia Chlorotica)
“Biệt tài” quang hợp của sên cừu xanh tuy độc đáo nhưng không độc nhất. Ngoài đại dương mênh mông kia vẫn còn có một loại sên khác có thể làm được điều này, đó là Elysia Chlorotica – hay sên lá rau.
Loài này thường có màu lục nhạt, nhưng có thể biến thành màu đỏ hay hiếm hơn là xám… Chúng khá nhỏ bé, khi toàn thân chỉ dài khoảng 45mm.
8. Sên bong bóng (Hydatina physis)
Sự ngộ nghĩnh của loài sên này xuất phát từ hình dáng của chiếc vỏ tròn của chúng. Mặc dù mang tiếng là để bảo vệ, nhưng chiếc vỏ này khá mong manh dễ vỡ và không đủ chỗ chứa hoàn toàn cơ thể chú sên.
Các nhà nghiên cứu về loài này cho rằng, đây chỉ là một tàn tích chưa mất hẳn sau quá trình tiến hóa và giờ đây chiếc vỏ gần như không có chức năng gì.
Sên bong bóng khá dễ sống và được tìm thấy nhiều ở Đông Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, Biển Đỏ… Chúng thích lẩn vào trong cát để sống và tìm giun nhỏ để ăn.
Có lẽ đây cũng chính là cách thức tự vệ của sên bong bóng. Do vậy, các nhiếp ảnh gia thường chỉ bắt gặp chúng vào ban đêm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách