Khám phá

Những sự thật ít biết về Hòa Thân: Mồ côi từ nhỏ, giàu hơn cả vua

DNVN - Theo sách Hòa Thân bình truyện, Hòa Thân xuất thân trong gia đình quan lại người Mãn Châu. Ông mồ côi mẹ khi 3 tuổi, năm lên 6 tuổi, bố qua đời. Tuy nhiên, sau này thì Hòa Thân lại sở hữu khối tài sản khổng lồ và được cho là giàu hơn cả vua

Giải mã nguyên nhân khiến Hòa Thân luôn được vua Càn Long sủng ái? / Hoàng đế Càn Long chỉ viết một chữ duy nhất đã đoán được cái kết lăng trì của Hòa Thân?

Theo sách Hòa Thân bình truyện, Hòa Thân (1750-1799) còn được gọi là Hòa Khôn, tự Trí Trai, hiệu Gia Nhạc Đường, Thập Hốt Viên, Lục Dã Đình chủ nhân, là trọng thần dưới triều vua Càn Long của nhà Thanh. Hòa Thân được biết đến như là một tham quan nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc.

Theo sách Hòa Thân bình truyện, Hòa Thân (1750-1799) còn được gọi là Hòa Khôn, tự Trí Trai, hiệu Gia Nhạc Đường, Thập Hốt Viên, Lục Dã Đình chủ nhân, là trọng thần dưới triều vua Càn Long của nhà Thanh. Hòa Thân được biết đến như là một tham quan nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc.

Theo sách Hòa Thân bình truyện, Hòa Thân xuất thân trong gia đình quan lại người Mãn Châu. Ông mồ côi mẹ khi 3 tuổi, năm lên 6 tuổi, bố qua đời. Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, Hòa Thân học rất giỏi. Ông tỏ ra xuất sắc hơn hẳn bạn bè cùng trang lứa. Năm 10 tuổi, ông bắt đầu học cách bắt chước kiểu chữ của vua Càn Long để sau này khi viết tấu chương có thể lấy được thiện cảm từ hoàng đế. Nhờ tinh thông bốn thứ tiếng là Mãn, Hán, Mông Cổ, Tây Tạng, lại nằm lòng Tứ thư, Ngũ kinh, ông được hai thầy giáo là Ngô Tỉnh Khâm và Ngô Tỉnh Lang rất mực yêu mến. Nguồn tranh: Wikipedia.

Theo sách Hòa Thân bình truyện, Hòa Thân xuất thân trong gia đình quan lại người Mãn Châu. Ông mồ côi mẹ khi 3 tuổi, năm lên 6 tuổi, bố qua đời. Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, Hòa Thân học rất giỏi. Ông tỏ ra xuất sắc hơn hẳn bạn bè cùng trang lứa. Năm 10 tuổi, ông bắt đầu học cách bắt chước kiểu chữ của vua Càn Long để sau này khi viết tấu chương có thể lấy được thiện cảm từ hoàng đế. Nhờ tinh thông bốn thứ tiếng là Mãn, Hán, Mông Cổ, Tây Tạng, lại nằm lòng Tứ thư, Ngũ kinh, ông được hai thầy giáo là Ngô Tỉnh Khâm và Ngô Tỉnh Lang rất mực yêu mến. Nguồn tranh: Wikipedia.

Khác với hình ảnh trên phim truyền hình, Hòa Thân được mô tả trong sách là người đẹp trai. Ông ta còn được xem là “Đệ nhất mỹ nam tử Mãn Châu". Có thông tin cho rằng ông sở hữu dung mạo rất mực tuấn tú, lại có vài phần giống người tình cũ của Càn Long nên mới được hoàng đế sủng ái. Nguồn tranh: Wikipedia.

Khác với hình ảnh trên phim truyền hình, Hòa Thân được mô tả trong sách là người đẹp trai. Ông ta còn được xem là “Đệ nhất mỹ nam tử Mãn Châu". Có thông tin cho rằng ông sở hữu dung mạo rất mực tuấn tú, lại có vài phần giống người tình cũ của Càn Long nên mới được hoàng đế sủng ái. Nguồn tranh: Wikipedia.

Theo sách Hòa Thân bình truyện, Hòa Thân bắt đầu con đường quan lộ năm 1772 với chức vụ lính canh cửa Tử Cấm Thành. Năm 1780, Hòa Thân được thăng chức thượng thư Bộ Hộ. Từ đây, ông ta tha hồ đục khoét, tham ô của cải. Bấy giờ, vua Càn Long tuổi già, sức yếu, các việc trọng đại trong triều rơi vào tay Hòa Thân. Các cống phẩm dâng lên hoàng đế đều phải qua tay Hòa Thân. Ông ta chọn những thứ quý hiếm, tinh xảo, còn lại mới đưa vào cung. Hoàng đế Càn Long chẳng hỏi han gì, những người khác chẳng ai dám tố cáo nên lòng tham của Hòa Thân ngày càng lớn.

Theo sách Hòa Thân bình truyện, Hòa Thân bắt đầu con đường quan lộ năm 1772 với chức vụ lính canh cửa Tử Cấm Thành. Năm 1780, Hòa Thân được thăng chức thượng thư Bộ Hộ. Từ đây, ông ta tha hồ đục khoét, tham ô của cải. Bấy giờ, vua Càn Long tuổi già, sức yếu, các việc trọng đại trong triều rơi vào tay Hòa Thân. Các cống phẩm dâng lên hoàng đế đều phải qua tay Hòa Thân. Ông ta chọn những thứ quý hiếm, tinh xảo, còn lại mới đưa vào cung. Hoàng đế Càn Long chẳng hỏi han gì, những người khác chẳng ai dám tố cáo nên lòng tham của Hòa Thân ngày càng lớn.

Theo sách Hòa Thân bí truyện, Hòa Thân giàu hơn cả vua, tiền tài nhiều hơn ngân khố quốc gia. Của cải của Hòa Thân nhiều đến mức người đương thời cho rằng: "Cái Càn Long có, Hòa Thân có, cái Càn Long không có, chưa chắc Hòa Thân không có". Tổng cộng gia sản của Hòa Thân ước tính 1.100 triệu lạng bạc. Nhiều lời đồn cho rằng nó còn tương đương số tiền mà quốc khố Nhà Thanh phải mất 15 năm mới thu được. Sở Văn lục đời sau viết: "Đời Thanh Cao Tông Càn Long, Hòa Thân làm quan, quyền thế khuynh đảo thiên hạ, kết bè kết đảng, đi lệch chính đạo mà kẻ sĩ trong triều chẳng dám ngăn trở".

Theo sách Hòa Thân bí truyện, Hòa Thân giàu hơn cả vua, tiền tài nhiều hơn ngân khố quốc gia. Của cải của Hòa Thân nhiều đến mức người đương thời cho rằng: "Cái Càn Long có, Hòa Thân có, cái Càn Long không có, chưa chắc Hòa Thân không có". Tổng cộng gia sản của Hòa Thân ước tính 1.100 triệu lạng bạc. Nhiều lời đồn cho rằng nó còn tương đương số tiền mà quốc khố Nhà Thanh phải mất 15 năm mới thu được. Sở Văn lục đời sau viết: "Đời Thanh Cao Tông Càn Long, Hòa Thân làm quan, quyền thế khuynh đảo thiên hạ, kết bè kết đảng, đi lệch chính đạo mà kẻ sĩ trong triều chẳng dám ngăn trở".

Rất được lòng vua cha Càn Long nhưng Hòa Thân lại có mâu thuẫn lớn với vua Gia Khánh của triều Thanh. Nguyên nhân của những mâu thuẫn này bắt nguồn từ việc ông ta nắm quá nhiều quyền lực trong triều, trở thành cái gai trong mắt hoàng đế trẻ Gia Khánh. Tranh vẽ chân dung vua Gia Khánh. Nguồn: Wikipedia.

Rất được lòng vua cha Càn Long nhưng Hòa Thân lại có mâu thuẫn lớn với vua Gia Khánh của triều Thanh. Nguyên nhân của những mâu thuẫn này bắt nguồn từ việc ông ta nắm quá nhiều quyền lực trong triều, trở thành cái gai trong mắt hoàng đế trẻ Gia Khánh. Tranh vẽ chân dung vua Gia Khánh. Nguồn: Wikipedia.

 

Theo sách Hòa Thân bình truyện, những mâu thuẫn giữa vua Gia Khánh và Hòa Thân ngày càng lớn, dẫn đến họa diệt vong cho viên tham quan này. Sau khi vua Càn Long qua đời, Hòa Thân mất đi chỗ dựa. Ông ta bị bãi nhiệm chức vụ, giam lỏng, cuối cùng bị vua Gia Khánh ép phải tự tử tại nhà khi 49 tuổi.

Theo sách Hòa Thân bình truyện, những mâu thuẫn giữa vua Gia Khánh và Hòa Thân ngày càng lớn, dẫn đến họa diệt vong cho viên tham quan này. Sau khi vua Càn Long qua đời, Hòa Thân mất đi chỗ dựa. Ông ta bị bãi nhiệm chức vụ, giam lỏng, cuối cùng bị vua Gia Khánh ép phải tự tử tại nhà khi 49 tuổi.

Sau khi chết, tài sản của Hòa Thân bị kê biên. Chính sử nhà Thanh thống kê được khối tài sản khổng lồ của viên tham quan này gồm rất nhiều nhà cửa lên tới 8.000 phòng, 75 tiệm cầm đồ, 42 ngân hàng, 600 nghìn lượng vàng, 361 nghìn chiếc bình đồng, 600 tỳ thiếp và vô số của cải giá trị khác.

Sau khi chết, tài sản của Hòa Thân bị kê biên. Chính sử nhà Thanh thống kê được khối tài sản khổng lồ của viên tham quan này gồm rất nhiều nhà cửa lên tới 8.000 phòng, 75 tiệm cầm đồ, 42 ngân hàng, 600 nghìn lượng vàng, 361 nghìn chiếc bình đồng, 600 tỳ thiếp và vô số của cải giá trị khác.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm