Ngoài Càn Long, nhân vật "máu mặt" này chính là "chướng ngại vật" khiến Gia Khánh chần chừ, không dám trừ khử Hòa Thân ngay khi lên làm Hoàng đế
Bị Càn Long ép nhảy sông, "Tể tướng Lưu gù" chỉ đáp lại 1 lời đã khiến Hoàng đế bội phục, ung dung vượt qua cửa tử / Sủng ái nhầm 1 người, tin nhầm 1 người, chọn sai 1 người, Càn Long khiến Thanh triều về sau lao đao, không thể ngóc đầu
Hoà Thân (1/7/1750-22/2/1799), người tộc Nữu Hỗ Lộc, tự Trí Trai, thuộc Chính Hồng kỳ Mãn Châu, là một quyền thần, thương nhân nhà Thanh.
Nhắc tới Hoà Thân, có thể nói rằng ai ai ở Trung Quốc cũng biết đến tên ông, từ người già đến trẻ nhỏ. Hoà Thân là tham quan nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc, nổi tiếng với đời bởi lòng tham, bất kể là tiếng tốt hay tiếng xấu, nói tóm lại Hoà Thân là người nổi tiếng.
Đúng như Hoà Thân từng nói với Kỷ Hiểu Lam: "Người đời sau biết đến Hoà Thân tôi sẽ nhiều hơn biết đến Kỷ Hiểu Lam ông". Quả thật, đúng như Hoà Thân dự đoán, ông còn nổi tiếng hơn cả Kỷ Hiểu Lam.
Với thái độ đối nhân xử thế của Hoà Thân, ông không thể nào không biết mình sẽ phải gánh trên lưng cái tiếng xấu, bị người đời sau phỉ nhổ. Thế nhưng ông đã sớm chấp nhận việc này, tham một lạng bạc cũng là tham, tham mười vạn lượng bạc cũng là tham, bởi thế Hoà Thân đã lựa chọn vế sau.
Hoà Thân tham ô làm trái kỷ cương, quyền lực ngợp trời. Ở trên triều, những người phụ thuộc vào Hoà Thân chẳng phải là ít, nhưng cũng có người hết sức ngay thẳng, đấu trí đấu dũng cùng Hoà Thân, có thể kể tới những cái tên như Vương Kiệt, A Quế...
Rất nhiều người đoán rằng Kỷ Hiểu Lam và Lưu Dung chính là những người luôn đối đầu với Hòa Thân nhưng đó là bởi ảnh hưởng từ phim truyền hình. Trong lịch sử, hai người này hoàn toàn không đủ tầm sánh được với Hoà Thân, huống chi là đấu đá với ông ta.
Địa vị của Hoà Thân ở thời Càn Long trị vì
Hoà Thân được phong là Nhất đẳng Trung Tương công, giữ chức Văn Hoa điện Đại học sĩ, Nội các thủ tịch Đại học sĩ, Lĩnh ban quân cơ Đại thần, Lại bộ Thượng thư, Hộ bộ Thượng thư, Hình bộ Thượng thư, Lý phiên viện Thượng thư, Nội vụ phủ Tổng quản, Hàn lâm viện Chưởng viện học sĩ... lên tới vài chục chức quan, quan trọng ở đây là vài chục chứ không phải chỉ là hàng chục.
Những chức quan này đều là vị trí quan trọng của triều đình, mà một mình Hoà Thân đã kiêm nhiệm tới mấy chục chức vụ. Qua chức quan của Hoà Thân, không khó để nhìn ra Càn Long sủng ái Hoà Thân đến mức nào. Không chỉ có vậy, Càn Long còn gả cả con gái mình yêu chiều nhất là công chúa Cố Luân Hoà Hiếu cho con trai của Hoà Thân là Phong Thân Ân Đức, vậy là quan hệ đã thân lại càng thêm thân.
Nếu như bạn cho rằng Hoà Thân chỉ là một kẻ tham của tầm thường, vậy thì bạn đã lầm to.
Hoà Thân có tài năng ở rất nhiều phương diện, ông đảm nhận tới hàng chục chức quan, trên mỗi một cương vị đều khôn ngoan tài cán, hoàn thành rất tốt công việc.
Từng vị trí của của Hoà Thân đều là đầu mối then chốt quan trọng trong sự vận hành của nhà Thanh, nếu như một đầu mối then chốt xuất hiện sai sót, sẽ ảnh hưởng tới sự vận hành của đất nước.
Sự sủng ái Càn Long dành cho Hoà Thân rốt cuộc tới mức độ nào?
Năm Gia Khánh thứ hai (năm 1797), khi Càn Long thượng triều, có để cho Hoà Thân đứng ở trên phải mình, Gia Khánh đứng ở bên trái mình. Bởi Càn Long nói rất nhỏ, Hoà Thân sẽ truyền đạt lại lời của Càn Long, bởi thế Hoà Thân nói thế nào thì phải là thế ấy.
Trên danh nghĩa, Gia Khánh là hoàng đế, thế nhưng lại chẳng có thực quyền, cũng phải nghe sự sắp xếp của Hoà Thân. Bởi thế, mọi người mới gọi Hoà Thân là "Nhị hoàng đế".
Hành động này của Hoà Thân cho dù quyền thế ngất trời, nhưng vô hình trung đã đắc tội với Gia Khánh.
Hoà Thân vốn đã tội lỗi chồng chất, khiến Gia Khánh vô cùng chán ghét ông, hiện giờ lại còn vượt mặt cả hoàng đế, đã phạm phải điều đại kỵ, làm cho Gia Khánh có ý định muốn giết Hoà Thân.
Thế nhưng Gia Khánh mãi vẫn chưa động được tới ông ta, ngoài việc Càn Long vẫn còn đang sống, còn có một người khác, ông ta mới thật sự là chỗ dựa vững chắc của Hoà Thân. Người này chính là Hòa Lâm, em trai của Hoà Thân.
Hoà Thân là một quan văn, còn Hoà Lâm là một quan võ. Hoà Lâm bình định Tây Tạng, trấn áp khởi nghĩa Miêu - Hồi vô cùng dũng mãnh, chiến công hiển hách. Hoà Lâm nắm trong tay binh quyền, điều này khiến Gia Khánh có phần kiêng kỵ.
Nếu như Gia Khánh động tới Hoà Thân, khó tránh phải cân nhắc tới cảm nhận của Hoà Lâm. Hai anh em nhà họ từ nhỏ đã sống nương tựa vào nhau, tình cảm vô cùng thắm thiết.
Hòa Thân có một người em trai là quan võ rất có uy lực trong của Thanh triều, vì thế mà Gia Khánh đế cũng phải thận trọng trong từng đường đi nước bước trước khi xử tội Hòa Thân.
Nếu Gia Khánh tuỳ tiện giết Hoà Thân, sẽ ép Hoà Lâm phải đem quân tới đối đầu với ông, đây không phải là cục diện mà Gia Khánh hy vọng phải nhìn thấy, bởi thế, Gia Khánh chần chừ chưa thể ra tay. Nếu như Hoà Lâm chưa chết, Gia Khánh hoàn toàn không dám trừ khử Hoà Thân.
Năm Gia Khánh thứ tư (năm 1799), Càn Long băng hà. Mười năm ngày sau, Gia Khánh bèn công bố hai mươi tội trạng của Hoà Thân, tống Hoà Thân vào đại lao, hạ chỉ tra xét và tịch thu nhà của Hoà Thân.
Các quan viên phụng chỉ đã tìm kiếm được tổng cộng đã một tỷ lượng bạc trắng ở trong nhà Hoà Thân, ngang với thu nhập 15 năm của quốc khố nhà Thanh, chỉ nhìn vào đây đã có thể biết rằng trong nhà Hoà Thân nhiều tiền tới mức nào.
Để không bị lộ số bạc này, Hoà Thân đã giấu chúng vào trong tường, cột nhà, trong phòng giấu toàn là bạc trắng, lấp lánh phát sáng.
Sau khi Hoà Thân chết, tiền của ông đều được sung vào quốc khố, trở thành tài sản của nhà Thanh. Bởi thế người đời mới có câu: "Hoà Thân té nhào, Gia Khánh ăn no".
Gia Khánh muốn xử lăng trì Hoà Thân, thế nhưng Cố Luân Hoà Hiếu công chúa khổ sở cầu xin, cuối cùng Gia Khánh ban cho Hoà Thân được tự tử, cũng coi như được giữ toàn thân..
Kỹ năng vơ vét của cải của Hoà Thân đã đạt đến mức độ hết sức điêu luyện, có thể cung cấp vô số tiền bạc cho Càn Long tiêu xài hoang phí. Những năm cuối đời, Càn Long có vài lần xuống Giang Nam, Hoà Thân đã cung cấp cho Càn Long không ít tiền bạc, bởi vậy vô cùng được hoàng đế tin yêu.
Nếu như đổi lại là một người khác, e rằng sẽ chẳng có bản lĩnh lớn tới vậy. Hoà Thân tung hoành ngang dọc suốt thời Càn Long, muốn gió được gió, muốn mưa được mưa, thế nhưng nước đầy ắt tràn, nước tràn ắt hỏng, cuối cùng bị giết cũng là việc không nằm ngoài dự đoán.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính