Những thái giám cuối cùng ở Trung Quốc và chuyện bí mật “sống để bụng, chết mang theo”
Đây là lý do vì sao Phú Sát hoàng hậu được vua Càn Long sủng ái nhất, nhưng đến lúc chết vẫn oán hận quân vương của mình / Lần đầu tiên con người phát hiện khí oxy ở thiên hà khác
Khi triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc diệt vong, những viên thái giám làm việc trong cung cấm vô hình trung trở thành người thừa trong xã hội.
Thái giám là những người đàn ông “tịnh thân” (cắt bỏ bộ phận sinh dục) để trở thành “người trung tính”, cả cuộc đời làm nô bộc hầu hạ hoàng đế và gia đình của hoàng đế trong triều đình Trung Quốc. Trong sử sách và dân gian, người ta còn gọi thái giám là hoạn quan, công công, nội quan, nội thần, nội giám.
Thái giám mày râu nhẵn nhụi, yết hầu không nổi, tiếng nói nhỏ nhẹ, nói chuyện ẻo lả như phụ nữ, cử chỉ điệu bộ toát lên vẻ “ái nam ái nữ”, trở thành người “trung tính”. Từ thời Đông Hán, cung cấm của các hoàng đế Trung Quốc mới bắt đầu yêu cầu toàn bộ nam giới hầu hạ trong cung trở thành hoạn quan để tránh rắc rối trong các mối quan hệ với số lượng lớn phụ nữ sinh sống trong cung.
Vào năm Càn Long thứ 49 (năm 1784), một thái giám xin phép nghỉ ba ngày để về thăm mẹ vì bà ốm nặng. Sau khi về nhà, mẹ mất nên thái giám đó phải làm đám tang cho mẹ. Công việc xong xuôi, anh ta vội vã trở lại cung thì muộn nửa ngày. Sau đó anh ta phải làm việc tại chuồng ngựa trong 3 năm. Vì thế, ngoài cuộc sống vật chất thiếu thốn thì áp lực tinh thần của các thái giám cũng rất nặng nề. Họ luôn sống trong tâm trạng nơm nớp lo sợ, luôn phải nhìn trước ngó sau.
Nhìn vào cuộc đời của một thái giám, người ta có thể dùng hai chữ “bi thảm” để miêu tả. Khi sống, thái giám không được làm người. Khi họ chết, người ta đưa xác ra khỏi cung và chôn ở ngoại thành. Những người thái giám bình thường còn không có tấm bia trên phần mộ.
Những viên thái giám cuối cùng triều đại phong kiến
Sự hủy diệt của cả một triều đại phong kiến, đó là chuyện đại sự mang đến nhiều niềm vui và nỗi buồn. Những ai lật đổ triều đại đó ắt sẽ vui. Nỗi buồn thuộc về người không thể giữ giang sơn xã tắc trong tay mình.
Trong cuộc chính biến ấy, nhiều người sẽ nói rằng, Hoàng đế và các nhân vật máu mặt trong Hoàng thất là những người đau khổ nhất, bởi họ mất đi địa vị, quyền lực và tiền tài.
Thế nhưng có nhiều ý kiến lại cho rằng, nỗi đau đó chỉ là nhất thời. Đặc biệt, đối với sự diệt vong của nhà Thanh, đau khổ nhất là các thái giám và cung nữ.
Nỗi thống khổ của các cung nữ trên thực tế chưa thấm vào đâu so với những người cùng cảnh ngộ với mình.
Một khi không còn chủ nhân để hầu hạ, phục dịch, họ vẫn là một con người hoàn chỉnh, có thể ra ngoài xã hội tìm một người đàn ông để lấy làm chồng, sinh con đẻ cái.
Mặc dù từ đó trở đi, họ khó có thể có cơ hội nhìn thấy những cảnh tượng nguy nga, hoành tráng như trước, nhưng dù thế nào đi nữa, họ vẫn có thể sống qua những ngày cơm canh đạm bạc, có con cái sum vầy.
Bi kịch của thân phận thái giám Thanh triều
Nói đến đây, hẳn nhiều người sẽ nhớ đến một bộ phim “Viên thái giám cuối cùng của Trung Quốc” do diễn viên Hong Kong Max Mok thủ vai chính.
Bộ phim đã phản ánh chân thực một thực tế đau đớn đối với các thái giám Thanh triều.
Khi họ chấp nhận “tịnh thân” để trở thành thái giám trong cung, “của quý” của họ sẽ được cắt bỏ. Tất cả đều được bỏ riêng vào từng ống tre, treo trong một căn phòng trong hoàng cung.
Khi các thái giám gần đất xa trời, họ sẽ lấy “của quý” của mình xuống, đặt vào trong quan tài để người được chết toàn thây, những mong kiếp sau được đầu thai.
Khi Thanh triều diệt vong, các thái giám hầu như ít ai màng đến tiền bạc, của cải. Chẳng ai bảo ai, họ đều vội vã chạy đến căn phòng nói trên để tìm kiếm “báu vật” của đời mình.
Những thước phim tái hiện lịch sử cho thấy, trong lúc bấn loạn, các thái giám thậm chí còn chẳng quan tâm đến việc liệu “nó” có phải là của mình hay không, miễn là lấy cho được để sau này khi chết, thi thể được toàn vẹn.
Nếu không lấy lại được “của quý”, điều đó đồng nghĩa với việc các thái giám sẽ chẳng bao giờ thành “ông” và cũng không thể mong kiếp sau được đầu thai.
Trong phim “Viên thái giám cuối cùng của Trung Quốc”, Max Mok cũng cướp được một “báu vật” cho mình.
Tuy nhiên về sau, một thái giám khác vốn đối xử với ông ta rất tốt đến lúc chết vẫn không có cái cần đem theo. Trong tình huống đó, viên thái giám đành chấp nhận tặng cho người “đồng nghiệp” quá cố “của quý” của mình.
Câu chuyện trên đã khiến người đời không khỏi xót xa, rơi lệ trước cảm cảnh của thân phận thái giám nói chung, chứ chưa nói đến những thái giám phải sống trong triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc.
Sau khi Thanh triều diệt vong, các thái giám trở nên lạc lõng giữa dòng đời. Họ là những người đàn ông nhưng không thể đầu đội trời, chân đạp đất, chẳng ai muốn thuê mướn nên cơm cũng chẳng có ăn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bạn có biết loại cây duy nhất này chỉ Việt Nam mới có, chưa từng xuất hiện trên thế giới
Quái vật Bigfoot hiện nguyên hình giữa màn đêm, ảnh cận cảnh khiến netizen thế giới sửng sốt?
Lăng mộ thờ tổ đồ sộ bậc nhất Việt Nam ở làng tỷ phú: Cao 41m, mất tới 9 năm xây dựng
Hủ tục lạnh người, 'chôn sống' cha mẹ già khi ngoài 60 tuổi: Con cái xây mộ sẵn, mỗi ngày đi đưa cơm mang một viên gạch để lấp
Việt Nam có một loài cá 'quý như vàng', xếp vào hàng những loại cá đắt đỏ nhất thế giới, có bộ phận bán giá gần 2 tỷ
Tre không phải loài cây, gọi là gì?