Khám phá

Những xác ướp chinchorro kỳ bí vẫn sống mãi với thời gian

Thực chất, những xác ướp chinchorro có lâu đời hơn cả những xác ướp Ai Cập. Hiện nay, các nhà khoa học đang lo ngại các xác ướp dễ bị phân hủy do biến đổi khí hậu.

3 lý do khiến hoàng đế Trung Quốc ít người sống qua tuổi 50 / 'Vén màn' những điều kinh ngạc về hậu cung Trung Hoa khác xa với phim ảnh

Xác ướp chinchorro là những xác ướp của người Nam Mĩ thuộc nền văn hóa chinchorro, được tìm thấy nhiều nhất ở phía bắc Chile và phía nam Pêru. Qua khám phá hóa thạch cây cối ở dãy Andes gần đó, nhóm nhà khảo cổ học cho rằng thời điểm tiến hành xác ướp chinchorro xuất hiện sớm nhất khoảng 7000 năm trước Công nguyên và thực sự đạt đỉnh cao vào khoảng 5000 năm trước Công nguyên.

Khác với xác ướp Ai Cập- chỉ ướp xác cho giới thượng lưu, vua chúa thì xác ướp Chinnorro lại tiến hành cho mọi tầng lớp xã hội, mọi độ tuổi, kể cả động vật, thú nuôi khi chết cũng được ướp xác cẩn thận.

So với xác ướp Ai Cập thì những xác ướp này thường được chuẩn bị công phu hơn bằng cách loại bỏ tất cả nội tạng thay thế bằng sợi thực vật hoặc lông thú. Da người cũng bị loại bỏ và thay thế bằng đất sét, sau khi hoàn thành lại bọc toàn bộ cơ thể bằng sợi lau sậy khô

Chinchorro được biết đến như xác ướp lâu đời nhất thế giới. Ảnh: vnexpress.net

Chinchorro được biết đến như xác ướp lâu đời nhất thế giới. Ảnh: vnexpress.net

Các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp carbon và tính toán độ tuổi của các xác ướp hơn 7.000 năm trước. Những xác ướp trẻ nhất tìm thấy ở sa mạc này cũng phải 3.000 năm tuổi. Sau khi đã khai quật được một ngôi mộ bên trong chứa xác ướp của 2 người trưởng thành, 2 trẻ sơ sinh người Chinchorro; và tìm thấy một phụ nữ Chinchorro niên đại 2.000 năm có lớp vải liệm quấn quanh khuôn mặt được dệt từ cây sậy, dây thừng và da bồ nông, các nhà khoa học đã đưa ra được một số kết luận quan trọng về kỹ thuật ướp xác của người Chinchorro.

Đến nay, chưa ai biết nguyên nhân của tục lệ này nhưng có nhiều ý kiến cho rằng điều này xuất phát từ niềm tin vào cuộc sống của thế giới bên kia, khi con người chính thức bước vào cõi vĩnh hằng

Các nhà khoa học cho biết, theo quan sát có khoảng hơn 110 xác ướp chinchorro ở bảo tàng khảo cổ của đại học Tarapaca (Chile) đang có dấu hiệu bị phân hủy. Có hiện tượng này là do biến đổi khí hậu, nhiệt độ tăng dần làm cho vi khuẩn phát triển mạnh, ảnh hưởng không tốt đến các xác ướp.

Xác ướp một cậu bé có mặt nạ được chôn trên tấm dệt làm bằng cây lau sậy, nội tạng của xác ướp đã được thay thế bằng đất và phủ lớp tro quặng mangan đen lên trên đỉnh bộ xương.

 

Những bí ẩn trong cách ướp xác. Ảnh:  thoibao.today

Những bí ẩn trong cách ướp xác. Ảnh: thoibao.today

Hiện nay, khoa học kĩ thuật cho phép con người có thể bảo quản các xác ướp trong điều kiện tốt nhất. Vì vậy, cần phải tiến hành tìm các xác ướp đang còn chôn vùi rải rác ở các thung lũng phía bắc Chile và phía nam Pêru. Nếu các xác ướp này không được tìm nhanh thì rất có thể sẽ bị phân hủy sớm bởi biến đổi khí hậu đang tác động ngày càng mạnh đến con người.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm