Khám phá

Nơi nguy hiểm nhất lịch sử Trái Đất

Cách đây 100 triệu năm, những động vật săn mồi hung dữ đã biến châu Phi trở thành nơi nguy hiểm nhất lịch sử Trái Đất.

Phát hiện trứng hóa thạch của loài khủng long bí ẩn / Phát hiện 'quái thú' đầu khủng long, đuôi phượng hoàng

Một nhóm nhà khoa học quốc tế được dẫn dắt bởi nhà cổ sinh vật học Nizar Ibrahim từ Đại học Detroit Mercy và Đại học Portsmouth (Vương quốc Anh) đã nghiên cứu hóa thạch các loài động vật có xương sống tại Kem Kem, một hệ tầng địa chất nằm ở phía đông nam Ma Rốc
Ảnh minh họa những con khủng long tại Kem Kem, khu vực nguy hiểm nhất lịch sử Trái Đất. Ảnh: Press Association.
Ảnh minh họa những con khủng long tại Kem Kem, khu vực nguy hiểm nhất lịch sử Trái Đất. Ảnh: Press Association.

Trở lại Kỷ Phấn Trắng (Cretaceous) cách đây khoảng 100 triệu năm, Kem Kem là nơi chứa hệ thống sông rộng lớn với rất nhiều loài động vật trên cạn và dưới nước. Các nhà khoa học khẳng định đây là nơi nguy hiểm nhất trong lịch sử Trái Đất.

Những hóa thạch có được từ Kem Kem bao gồm 2 loài khủng long săn mồi lớn nhất từng được ghi nhận, bao gồm Carcharodontosaurus (dài hơn 8 m với răng dài hơn 20 cm), Deltadromeus (dài khoảng 8 m, thuộc chi raptor với chân sau thon dài), cùng một số loài thằn lằn bay và động vật săn mồi hình dạng giống cá sấu.

"Đây được xem là nơi nguy hiểm nhất trong lịch sử Trái Đất. Một nơi mà người du hành thời gian sẽ không thể sống sót", Ibrahim chia sẻ.

Giáo sư David Martill, đồng tác giả nghiên cứu cho biết khu vực này có rất nhiều con mồi với những con cá khổng lồ như cá vây tay (coelacanths) kích thước lớn hơn hiện tại 4-5 lần hay cá phổi (lungfish). Ngoài ra, có những con cá Onchopristis với bộ răng đáng sợ nhưng rất đẹp (đã tuyệt chủng).

Bằng chứng về sự tồn tại của loài cá sấu cổ đại Laganosuchus đã được tìm thấy tại Kem Kem. Ảnh: Nobu Tamura.
Bằng chứng về sự tồn tại của loài cá sấu cổ đại Laganosuchus đã được tìm thấy tại Kem Kem. Ảnh: Nobu Tamura.

 

Để có tư liệu phục vụ nghiên cứu, Ibrahim đã đi khắp thế giới để tìm hiểu, phân tích những hóa thạch từ Kem Kem còn sót lại. Khi phân tích, các nhà nghiên cứu đã chia Kem Kem thành 2 hệ tầng địa chất riêng biệt gồm Gara Sbaa và Douira.

Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí ZooKeys ngày 21/4. Theo giáo sư Martill từ Đại học Portsmouth, đây là một trong những nghiên cứu toàn diện nhất về những động vật có xương sống tại Sahara trong gần một thế kỷ qua, từ khi nhà cổ sinh vật học nổi tiếng người Đức Ernst Freiherr Stromer von Reichenbach công bố công trình nghiên cứu của ông năm 1936.

Nghiên cứu đã cho thấy bức tranh sống động về một khu vực châu Phi nguy hiểm, chứa những kẻ săn mồi khổng lồ như cá sấu hay khủng long, đồng thời giúp chúng ta hiểu biết thêm về lịch sử Trái Đất.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm