Phát hiện trứng hóa thạch của loài khủng long bí ẩn
Covid-19 có giống dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918? / Bí mật Ấn Độ che giấu ngàn năm: Những câu hỏi khó cho nhà khoa học
Mainichi cho hay các nhà khảo cổ xác nhận đây là trứng hóa thạch của một loài khủng long mới có tên gọi Multifissoolithus shimonosekiensis. Bài báo về nghiên cứu được xuất bản ngày 16/3 trên tạp chí học thuật do nhóm tác giả của Đại học tỉnh Fukui và Bảo tàng khủng long tỉnh Fukui công bố.
Bảo tàng khủng long tỉnh Fukui được biết đến là trung tâm lớn tại Nhật Bản, chuyên nghiên cứu về giống loài đã bị tuyệt chủng.
Theo thông báo ngày 16/ 3 của chính quyền thành phố Shimonoseki, quả trứng hóa thạch được Yoshiharu Shimizu, một nam sinh trung học, tìm thấy vào tháng 9/1965 tại khu vực thượng lưu sông Ayaragi, thuộc địa phận thành phố Shimonoseki, tỉnh Yamaguchi, Nhật Bản.
Mô hình dựng lại hóa thạch trứng khủng long dựa trên những mảnh vỡ được tìm thấy năm 1965. Ảnh: Mainichi.
Shimizu đã chụp ảnh và phác thảo chi tiết về phát hiện này. Sau đó, nam sinh cất giữ chúng tại nhà riêng. Đến đầu năm 2017, Đại học tỉnh Fukui tình cờ phát hiện tài liệu của Shimizu và bắt đầu thực hiện cuộc điều tra về quả trứng kỳ lạ.
Trứng hóa thạch có kích thước khoảng 10 cm. Theo nghiên cứu, nó ước tính từ 100 đến 200 triệu năm tuổi, có niên đại từ thời kỳ Phấn Trắng sớm (Early Cretaceous).
Bài báo của Đại học tỉnh Fukui cũng đề cập thông tin quả trứng hóa thạch tương tự đã được tìm thấy ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc và tỉnh Gyeonggi, Hàn Quốc. Tuy nhiên, hóa thạch mà Shimizu phát hiện khác biệt ở chỗ vỏ trứng dày hơn những quả còn lại 3 mm và bề mặt của nó có vết vỡ rộng.
Những phần còn lại của quả trứng hóa thành. Dựa trên những mảnh vỡ này, nhóm tác giả kết luận đây là trứng khủng long của một loài hoàn toàn mới. Ảnh: Mainichi.
Với lý do này, nhóm khảo cổ kết luận những dấu tích còn lại cấu thành một loài khủng long mới. Con khủng long đẻ trứng có kích thước trung bình hoặc lớn. Tuy nhiên, kết luận trên vẫn chưa thuyết phục và còn nhiều điểm chưa chắc chắn.
PGS Takuya Imai (Viện nghiên cứu khủng long thuộc Đại học Fukui), thành viên của nhóm tác giả, cho hay: “Có thể thời điểm đó, những con khủng long cùng loài mà chúng tôi tìm thấy ở Nhật Bản cũng sống tại Trung Quốc và Hàn Quốc".
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Đang tán tỉnh nhau, 'cỗ quan tài sống' bị chim hồng hoàng tóm được và cái kết đẫm máu
CLIP: Đùa giỡn với rắn hổ mang khổng lồ để quay video, người đàn ông nhận cái kết bi thảm
CLIP: Màn tử chiến bất phân thắng bại của gấu đen và 2 con hổ
Vì sao gà trống gáy đúng giờ? Bí ẩn được khoa học giải mã
CLIP: Linh dương vô tình chọn ngay “tử địa” khi uống nước, cái kết khiến ai cũng bất ngờ
Vì sao Trư Bát Giới nuốt chửng nhân sâm quả không nhai? Sự thật bất ngờ sau hành động tưởng chừng ngốc nghếch