Nơi những đứa trẻ khuyết tật bị nguyền rủa, xa lánh bởi chính gia đình, sống không bằng chết
Bí ẩn về những kho báu bị nguyền rủa / Đi tìm lời giải cho bức tranh 'Cậu bé khóc' bị nguyền rủa
Đứa bé “bị nguyền rủa”
Khi cánh cửa mái tôn từ từhé mở, một cô bé trong chiếc váy màu bạc ngước lên nhìn những tia nắng gay gắt chiếu rọi. Ngồi trên chiếc ghế gỗ, cô bé không thể di chuyển và bị trói chặt bằng vải mỏng ở cổ tay.
Catherine 12 tuổi nhưng vóc người nhỏ thó, ngồi chìm trong bóng tối, tay đặt lên đùi. Hơn nửa phần đời của mình, cô bé đã bị nhốt trong túp lều lụp xụp này. Bên trong không nệm, không chăn, Catherine ngủ chung với bầy gà trên nền bê tông, giữa những bao sắn khô.
Trước cảnh tượng ấy, mục sư Fred Alimetthở dài: "Đây không phải điều bình thường, nhưng đứa trẻ này bị khuyết tật nên mới bị che giấu như vậy". Tại khu vực Soroti, phía đông Uganda này, người dân sống cùng gia đình trong những túp lều bằng gạch bùn xây trên đất nung. Mục sư Fred lau mồ hôi trên trán rồi quỳ xuống, nới lỏng sợi vải trói quanh cánh tay Catherine. Cô bé giật mình cất tiếng gọi mẹ nhưng không ai đáp lời cho đến khi dây được tháo ra. Catherine đứng lên rồi đi ra ngoài vào đầu buổi chiều.
Nhiều trẻ em khuyết tật Uganda đang phải ẩn mình trong nhà do thiếu sự hỗ trợ từ chính phủ và cộng đồng
Mẹ cô bé, Sarah Akello không sống ở đây. Khi sinh ra Catherine bị khuyết tật, chồng chị đã chối bỏ đứa con này và cho rằng cô bé bị nguyền rủa hoặc con của người khác. "Người bố không muốn gặp cô bé. Anh ta chất vấn người mẹ là sao lại đẻ ra đứa con như vậy trong khi 7 đứa trẻ khác không làm sao", mục sư Fred nói lại lời người mẹ.
Hàng ngày, Sarah đi bộ 3km từ nhà đến túp lều này để thăm cô con út bị nhốt trong đó từ khi lên 5. Chị phải nhốt con tại mảnh đất này vì không biết chuyện gì sẽ xảy ra nếu để con đi lang thang. Giống như bao đứa trẻ khuyết tật khác tại Uganda, Catherine chưa bao giờ được đưa đến bệnh viện để chẩn đoán xem mắc bệnh gì. Chỉ vì bị khuyết tật mà cô bé trở thành mục tiêu bị tấn công.
"Đôi khi con bé rời khỏi lều và ra ngoài thì ngay lập tức bị đánh đập, ngược đãi. Con bé đã bị đánh rất nhiều lần", người mẹ đau khổ nhớ lại. Khi các nhân viên xã hội rời đi, Catherine trở lại túp lều và bị trói lại như trước.
Ở đây, nhữngkhuyết tật về thể chất hoặc trí tuệ thường trở thành gánh nặng, không thể làm việc hay học tập. Người ta tin rằng người khuyết tật bị nguyền rủa nêncàng kỳ thị nhiều hơn. Có người còn tin rằng người mẹ lăng nhăng hoặc làm điều gì sai trái với tổ tiên thì con họ đẻ ra mới bị như vậy. Hoặc có người thì nghĩ những đứa trẻ đó bị ma nhập, tệ hơn thì là quỷ chứ không phải người.
Nhìn chung, trẻ em khuyết tật Uganda bị xã hội ruồng bỏ, rất dễ tổn thương. Các em rất có thể bị từ chối chăm sóc y tế, ít có khả năng được đến trường, có nguy cơ bị lạm dụng, bạo lực tình dục cao hơn. Trên khắp Uganda, những đứa trẻ này bị giấu đi hoặc đối xử tệ hơn.
Tờ Al Jazeera đã có chuyến thăm Uganda và gặp gỡ hàng chục trẻ em khuyết tật, ghi lại những trải nghiệm của các gia đình cố chăm sóc cho con em họ.
Người mẹ chỉ chờ con chết đi
Stephen Kabenge thuộctổ chức phi lợi nhuận Embrace Kulture cho biết: "Trong nhiều năm qua, những đứa trẻ này đã bị phản đối rất nhiều. Có rất nhiều tổ chức đang cố chống lại điều đó, nhưng nó không phải cuộc chiến của một người".
Trụ sở của Embrace Kulture tại thành phố Entebbe biến thành nhà và trường học của 20 trẻ em, thanh thiếu niên khuyết tật. Họ muốn tăng con số này lên gấp 10 lần và đây là một mục tiêu đầy tham vọng ngay cả khi COVID-19 bùng phát. Theo ước tính, có khoảng 2,5 triệu trẻ em tại Uganda đang sống với khuyết tật.
Stephen nói rằng mục tiêu của họ là thay đổi nhận thức của người dân:"Chúng tôi không thể đổ lỗi cho những bậc cha mẹ này. Nếu cả đời bạn nghe nói rằng khuyết tật có thể lây lan hoặc những người này bị nguyền rủa thì cần phải có thời gian. Chúng ta không thể thay đổi điều đó trong vòng một tháng. Nhưng nếu tình hình nguy cấp thì chúng tôi luôn ưu tiên bảo toàn mạng sống cho những đứa trẻ".
Trên đường đến thăm một người mẹ đơn thân nuôi con gái khuyết tật, Stephen nói: "Cô ấy đã nói với tôi là chỉ chờ đứa trẻ này chết đi". Hầu hết những người chăm sóc con cái bị khuyết tật là phụ nữ và họ vô cùng vất vả.
Ngôi nhà của mẹ con chị Zubeda Nono nằm tại khu ổ chuột đông đúc, có 2 gian nhưng không có nhà tắm hay bếp. Bên trong nhà có chiếc lốp ô tô rỗng ruột chứa đầy nồi nhôm, hộp nhựa. Trên giường là đống quần áo mà người mẹ này giặt thuê để kiếm sống. Vách tường có dán tờ lịch treo tường từ tháng 8/2018 vẫn không đổi và ô cửa sổ duy nhất.
Cô con gái Salma đã gần 10 tuổi nhưng giờ còn đang tập đi. Khi được mẹ dìu, cô bé loạng choạng như sắp ngã rồi vật ra, quằn quại hoặc bò lê trên nền nhà, đôi mắt trống rỗng, không chớp. Khi cần uống nước, Salma sẽ nằm xuống ngay cạnh cái cốc để sẵn, khi đói thì tự bốc đồ ăn, vệ sinh cá nhân thì làm ngay tại chỗ. Chị Zubeda nhìn lớp thạch cao đã mòn trên tường, nói rằng đó chính là dấu tích Salma cắn để tiêu khiển.
Salma mắc bệnh hồng cầu hình liềm vàđộng kinh. Ngoài ra, cô bé còn được chẩn đoán bị tự kỷ, điếc một phần, mù bên mắt phải và không thể nói chuyện.
Mỗi lần ra ngoài đi làm, người mẹ này sẽ thả 2 tấm đệm mỏng xuống sàn để làm dịu vết ngã của Salma. Sau đó, chị đóng cửa, lấy tảng đá lớn chèn vào, để hở một phần để hàng xóm có thể kiểm tra xem Salma có bị ngã hay co giật hay không. Người mẹ biết mình không nên để con gái một mình nhưng chị vẫn phải ra ngoài để kiếm sống. "Tôi đang làm rất tốt rồi, bởi con bé vẫn còn sống", Zubeda nói.
Cha mẹ xuống tay với con cái
Ruth Nakimera, một bà đỡ cho các sản phụ tại thủ đô Kampala đã chia sẻ những câu chuyện về các bà mẹ của trẻ khuyết tật. Khi gặp trường hợp trẻ sinh ra bị khuyết tật, bà ấy đều rất cẩn thận, không bao giờ nói cho người mẹ biết ngay lập tức. Nhiều năm về trước, khi bà đón một em bé bị sứt môi chào đời và thông báo cho người mẹ, sản phụ ngay lập tức nói:"Tôi không thể nuôi dạy một đứa trẻ như vậy, xin hãy kết liễu nó đi". Vậy là bà Ruth đã nuôi đứa bé đến năm 6 tuổi. Kể từ đó, mỗi khi phát hiện điều gì không ổn, bà đỡ này sẽ đợi một thời gian mới thông báo cho gia đình và đưa ra biện pháp để họ giúp đứa bé.
Rất nhiều người tại Uganda đã kể những câu chuyện bố mẹ bỏ rơi con cái vào bụi rậm hoặc chấm dứt cuộc đời con một cách tàn nhẫn. Họ có thể bỏ đứa trẻ vào hố xí chung, bỏ thuốc... để cướp đi sinh mạng những đứa con khuyết tật. Vào năm 2018, Nghị viện châu Âu đã thông qua nghị quyết lên án nghi lễ giết trẻ em và trẻ sơ sinh khuyết tật ở Uganda, đồng thời kêu gọi các nhà chức trách hỗ trợ nhiều hơn cho các gia đình. Tuy nhiên, sự cổ hủ, suy nghĩ lệch lạc vẫn gây ra những hậu quả khôn lường.
Anh Jimmy Aner, một nhân viên y tế ở vùng nông thôn phía bắc Uganda từng tận mắt chứng kiến một người mẹ đưa con ra giữa sông để dìm chết. Khi vớt lên, họ mới biết đứa trẻ bị què, đầu sưng phù,bàn tay biến dạng. Giờ đây, cứ mỗi lần Jimmy đi qua con sông đó thì sự việc ám ảnh lại dội về.
Đường sống cạn kiệt
Uganda đã thông qua luật và ký kết các hiệp ước quốc tế nhằm bảo vệ người khuyết tật. Đây cũng là một trong những quốc gia đầu tiên phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Quyền của Người khuyết tật. Nhưng tất cả những tuyên bố công khai này không có ý nghĩa gì trong cuộc sống của những gia đình có con em bị khuyết tật. Chỉ một số ít gia đình tiến bộ là cho con cái được tiếp cận với giáo dục và y tế. Còn lại, rất nhiều trẻ em khuyết tật Uganda đang tiếp tục sống bên bờ vực thẳm. Mộtcông đoàn đại diện cho các nhóm khuyết tật cho biết quyền và nhu cầu của người khuyết tật "thường bị bỏ qua". Họ đặc biệt có nguy cơ bị "bạo lực dưới nhiều hình thức, lạm dụng, bỏ rơi và bóc lột".
Embrace Kulture có một sứ mệnhlà giải phóng mọi trẻ em khuyết tật để chúng không còn phải nương náu nữa. Nhóm hoạt động để khôi phục các quyền con người cơ bản của trẻ em, để các em không phải lẩn trốn, có cơ hội trở thành những người trưởng thành độc lập. Những đứa trẻ được đi học, được hỗ trợ trị liệu và được đào tạo nghề trong các lĩnh vực như kinh doanh, làm bánh và nông nghiệp.
Trên lý thuyết, Uganda là một trong những quốc gia phát triển tại châu Phi. Kinh tế tăng trưởng, số trẻ em tử vong giảm xuống, tỷ lệ tiêm chủng tăng, số người dùng nước sạch nhiều hơn, tuổi thọ cũng tăng lên... Tuy nhiên, dịch vụ y tế chuyên khoa khắp quốc gia châu Phi cận Sahara này lại đang thiếu hụt.
Michael Miiro, một nhà tư vấn và ủng hộ quyền cho người khuyết tật từng làm việc cho chính phủ Uganda nói rằng thách thức với trẻ em khuyết tật tại đây là văn hóa:"Nhiều người, trong đó có cả bố mẹ không chấp nhận những đứa trẻ này và họ không cung cấp cho chúng những nhu cầu cơ bản như bất cứ đứa trẻ nào khác". Như vậy, những đứa trẻ khuyết tật lớn lên tự chối bỏ bản thân, không có sự hỗ trợ, không có tình yêu thương từ bố mẹ và cộng đồng.
Nếu trẻ em khuyết tật may mắn được đến trường thì rất có thể lại không có nguồn lực cần thiết để giúp chúng. Tất cả trẻ khuyết tật từ đó phụ thuộc vào các tổ chức phi chính phủ. Sự hỗ trợ nhỏ giọt thì gần như đã cạn kiệt. Dịch COVID-19 còn tạo ra nhiều rào cản hơn trên con đường sinh tồn của những đứa trẻ này. "Chúng (trẻ khuyết tật) thực sự đau khổ trong giai đoạn này. Chúng tôi cần một biện pháp can thiệp có thể cải thiện tình trạng đó của trẻ khuyết tật", ông Michael nói.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Vén màn lý do Doãn Chí Bình làm nhục Tiểu Long Nữ nhưng lại không bị Dương Quá trả thù