Khám phá

Nổi tiếng độc ác là thế nhưng Từ Hi thái hậu vẫn phải dè chừng người này

Trong những thập niên cuối thời Mãn Thanh, Từ Hi thái hậu chính là người nắm quyền chân chính của vương triều. Đó chính là vị công chúa cuối cùng của vương triều Đại Thanh: Vinh Thọ Cố Luân công chúa.

Công chúa cuối cùng của triều Thanh: 17 tuổi thành góa phụ, dám phê bình thói xa xỉ của Từ Hi Thái hậu khiến bà "câm nín" nhưng vẫn nể sợ / 'Dựng tóc gáy' với thứ quái dị được phát hiện trên cơ thể của Từ Hi thái hậu

Theo sử sách, Vinh Thọ Cố Luân công chúa (1854 – 1924) là con gái lớn của Cung Thân vương Dịch Hân; được hưởng kiệu vàng, bổng lộc lên tới 800 lượng bạc trắng. Dù không phải con Hoàng đế nhưng Vinh Thọ công chúa vẫn được quần thần nể phục và là người duy nhất được tự mình chọn phu quân.

Sau này, công chúa đã chọn ra được người thành thân cùng mình là Phú Sát Chí Đoan - con trai của vương công Mãn Thanh Phú Sát Cảnh Thọ. Tuy nhiên chỉ 5 năm sau, Phò mã Phú Sát Chí Đoan yểu mệnh qua đời, mới 17 tuổi nhưng Vinh Thọ Cố Luân công chúa đã thành góa phụ, bắt đầu cuộc sống thủ tiết kéo dài 53 năm.

Dù ngoại hình luôn đượm nét u buồn, già nua nhưng Vinh Thọ Cố Luân công chúa lại rất thông minh, cơ trí. Bà trở thành thân tín của Từ Hi thái hậu, luôn gợi ý những quyết định quân cơ và cũng không ngại phê bình khi Từ Hi làm điều không đúng đắn. Theo người đời kể lại, công chúa từng thẳng thắn phê bình lối sống xa xỉ của Từ Hi thái hậu, nói thẳng thái hậu rằng việc tuổi tác đã cao không cần ăn mặc trang điểm lộng lẫy, xa hoa như thế, thậm chí còn nói ra những lời lẽ khó nghe.

nguoi-khien-tu-hi-thai-hau-cam-nin-la-ai
Ảnh minh họa.

Thế nhưng, điều đáng ngạc nhiên là Từ Hi không những không phật lòng mà còn có phần nể sợ. Sau lần bị chỉ trích, mỗi khi Vinh Thọ Công chúa đến gặp thì Từ Hi Thái hậu chỉ mặc những y phục đơn giản, không dám trang điểm quá nhiều và không đeo thêm trang sức.

Từ Hi cũng chỉ lén sắm sửa trang sức, y phục mới, thậm chí còn dặn người hầu không được nói với Vinh Thọ công chúa. Kể từ đó, Thái hậu đều chỉ có thể lén sắm sửa y phục, trang sức, còn phải dặn người hầu không được nói với công chúa. Vốn là người ít nói nhưng một khi Vinh Thọ Công chúa lên tiếng thì Từ Hi Thái hậu gần như đều gác lại mọi chuyện để lắng nghe.

Câu chuyện quan tài Khang Hi bốc cháy

Ngày 20/02 vào năm thứ 31 Quang Tự, Long Ân điện của Cảnh Lăng phát hỏa thiêu rụi toàn bộ đại điện chính. Ngói lưu ly của đại điện bị ám đen, cửa chính cháy ngùn ngùn, cửa trong lăng tẩm bị thiêu rụi hoàn toàn.Từ Hi Thái hậu vô cùng hoảng sợ khi tận mắt chứng kiến những gì đang xảy ra, bà liền triệu kiến 2 trọng thần Triệu Nhĩ Tốn và Thiết Lương để giao nhiệm vụ điều tra vụ việc. Tuy nhiên mọi tung tích đều mất dấu, nguyên nhân khiến lăng mộ bốc cháy đi vào ngõ cụt.

Giải mã màn ảo thuật: Hô biến bể cá lung linh sau tấm vải đen - Bể cá đã được giấu ở đâu? Thời gian đó là mùa khô, không có mưa nên không thể có sét; trong lăng điện cũng không có nến nên mọi điều kiện để bốc hỏa không thể tồn tại. Phải chăng đây chính là "điềm trời" như những giai thoại mà hậu thế vẫn thường truyền tai nhau, hay chỉ là một sự trùng hợp hy hữu của lịch sử?

 

Một giả thuyết khác được đặt ra: Mộ tặc.

Có thể đám ăn trộm đồ tế ở Cảnh lăng sợ bị phát hiện ra sẽ bị tội chết nên đã phóng hỏa đốt đại điện để xóa dấu vết. Càng điều tra càng hoang mang, cuối cùng Triệu Nhĩ Tốn và Thiết Lương kết luận nguyên nhân là "thánh hỏa" thiêu rụi đại điện nên không thể tiếp tục điều tra cũng là để bảo vệ tính mạng của bản thân.

photo1609744278001-1609744278213861561856

Lúc này, trong thiên hạ truyền nhau lời đồn về lời đe dọa của vua Khang Hi. Không ít người cho rằng vụ hỏa hoạn ấy chính là điềm báo từ trời cao để cảnh tỉnh Từ Hi Thái hậu lúc này đang lộng hành công khai chiếm quyền của vua Quang Tự.

Mọi việc êm xuôi cho đến năm 1945, một trận hỏa hoạn khác xảy ra tương tự trận hỏa hoạn năm xưa, thế nhưng nó lại phát ra từ địa cung và khẳng định được phát ra từ quan tài của Hoàng đế Khang Hi.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm