Nữ danh tướng đầu tiên của Việt Nam được phong đô đốc: Xuất thân danh giá, có biệt tài khiến địch sợ hãi
Các cách phi tần ngày xưa 'thông báo' đến ngày 'đèn đỏ' để thái giám không lựa nhầm người thị tẩm / Cận cảnh loài chim nguy hiểm nhất thế giới: Vẻ ngoài kỳ dị, biết bơi thoăn thoắt, tấn công người ‘nhanh như chớp’
Xuyên suốt lịch sử Việt Nam từ xưa đến nay, Bùi Thị Xuân là hiện tượng độc nhất vô nhị. Nữ tướng này xuất thân trong một gia đình khá giả, được ăn học tử tế từ nhỏ. Bà được mô tả là một người vừa xinh đẹp, vừa giỏi văn, giỏi võ. Năm 20 tuổi, Bùi Thị Xuân nên duyên với Trần Quang Diệu. Hai vợ chồng họ cùng nhau đầu quân cho nghĩa quân Tây Sơn và trở thành trợ thủ đắc lực của Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc.
Nhờ lập được nhiều chiến công, Bùi Thị Xuân được phong làm đô đốc, cũng là nữ đô đốc duy nhất dưới triều Tây Sơn, đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Về sau, bà được giao nhiệm vụ chăm sóc, huấn luyện voi chiến.
Ảnh minh hoạ.
Nữ tướng Bùi Thị Xuân sở hữu một biệt tài đặc biệt. Bà có khả năng huấn luyện voi rất giỏi. Ngày nay, người dân vẫn lưu truyền câu chuyện về việc ở bãi gò Dinh, sông Côn năm xưa là bãi tập voi của Bùi Thị Xuân. Hàng ngày, nữ tướng cho voi ra huấn luyện để tạo thói quen, đến giờ lại đưa về.
Danh sĩ Nguyễn Bá Huân nói về nữ danh tướng tài ba này trong “Cân quắc anh hùng truyện” như sau: “Bà dựa trên đặc tính của loài, voi thường sống trong nhóm gia đình, bao gồm con cái với các con non của nó hoặc một số con cái có quan hệ họ hàng, con đực tách riêng rẽ, toàn bộ chỉ hướng dẫn con voi cái hoặc voi mẹ già nhất là cả đàn làm theo”.
Bùi Thị Xuân hiểu rằng voi thường sợ những tiếng động lớn, lạ. Thế nên bà dùng chiêng, trống để khuếch đại âm thanh. Một thời gian dài như vậy, voi đã dần quen nên không còn hoảng loạn khi ra trận, thậm chí còn phấn khích khi địch nổi trống khua chiêng.
Trong bữa ăn hàng ngày của voi, Bùi Thị Xuân hòa thêm nước muối vào lá cây rừng hay bỏ trong các thân cây chuối. Khi voi đã quen, bà dùng đồ ăn có thêm nước muối làm “quà thưởng” cho chúng mỗi lần tập luyện ngoan ngoãn. Cả đàn voi nhờ đó mà cũng đi vào khuôn khổ.
Tết Kỷ Dậu năm 1789, quân Tây Sơn thắng lớn, công của đội tượng binh được đánh giá rất cao. Quân Thanh khi đó run rẩy sợ hãi khi bị voi giày xéo kinh hoàng. Sau trận đó, danh tiếng của nữ tướng Bùi Thị Xuân lại càng được lan rộng.
Nói về Bùi Thị Xuân, sau này giáo sư sử học Nguyễn Khắc Thuần viết: “Trong khởi nghĩa Tây Sơn nói riêng và trong lịch sử quân sự Việt Nam nói chung, Bùi Thị Xuân là một hiện tượng rất đặc biệt. Cùng với chồng và hàng vạn nghĩa sĩ Tây Sơn, bà đã đi suốt cả một cuộc trường chinh ba chục năm trời, anh dũng chống cả thù trong lẫn giặc ngoài, một lòng một dạ vì sự nghiệp cứu dân cứu nước. Từ một phụ nữ bình thường, Bùi Thị Xuân trở thành một danh tướng đời đời kính trọng…”.
- Video: Ngắm sự kỳ vĩ và lộng lấy của Tử Cấm Thành từ trên cao. Nguồn: Sky Eye.End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính