Nữ đầu bếp là 'ổ dịch sống', bị cách ly tới chết ở chốn không người
Giả thiết về căn bệnh lạ giúp danh họa Leonardo da Vinci tạo ra các tuyệt tác hội họa vĩ đại / Truyền thuyết về zombie và ma cà rồng bắt nguồn từ căn bệnh nào?
Mary Mallon, sinh năm 1869 tại một trong những quận nghèo nhất của Bắc Ireland. Khi khoảng 14 tuổi, cô di cư sang Hoa Kỳ, nơi cô bắt đầu làm đầu bếp cho các gia đình giàu có. Mary nấu ăn rất ngon và được người chủ tín nhiệm.
Từ năm 1900 đến năm 1907, Mary đã làm việc nấu ăn cho 7 gia đình. Cô làm việc tại Mamaroneck, nhưng chỉ trong hai tuần, nhiều người dân ở đây đã bị nhiễm vi khuẩn thương hàn. Mary đã bỏ vài tháng để giúp những người này, nhưng càng giúp bệnh tình của họ lại càng tồi tệ hơn. Từ đây, ngày càng có thêm nhiều người bị nhiễm bệnh.
Cô chuyển sang làm việc với 3 gia đình nữa, nhưng tình hình cứ lặp đi lặp lại. Mary chuyển đến Manhattan, nơi các thành viên của gia đình mà cô làm việc bị sốt và tiêu chảy, và cô chủ cũng không may qua đời. Mary đi đến đâu, căn bệnh thương hàn theo đến đấy, nhưng kỳ lạ là sức khỏe cô không có vấn đề gì.
Một mẩu báo về Mary với hình vẽ châm biếm.
Một trong những chủ nhà từng thuê Mary nấu ăn đã liên lạc với nhà nghiên cứu bệnh thương hàn George Soper để làm rõ bí ẩn. Soper đã điều tra hệ thống cấp nước và nghiên cứu động vật được phục vụ cho bữa tối và kết luận rằng tìm thấy nguyên nhân gây ra căn bệnh thương hàn hàng loạt này.
Lúc này, Soper bắt đầu nghĩ tới giả thuyết Mary có thể là nguồn gốc của sự bùng phát. Tuy nhiên, vì nhiệt độ cao cần thiết để nấu thức ăn sẽ giết chết vi khuẩn, Soper không thể tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào có thể kết luận 100%. Sau đó, anh tìm thấy câu trả lời trong một trong những món tráng miệng phổ biến nhất của Mary: kem đào tươi.
Vào thời điểm đó, đây là một khám phá giật gân vì không ai biết rằng một người khỏe mạnh có thể là nguồn gốc lây nhiễm của một ổ dịch. Để chắc chắn rằng kết luận của mình là đúng và ngăn ngừa sự lây lan thêm nữa, Soper cố gắng đi tìm Mary và thuyết phục cô đi khám bệnh nhưng nữ đầu bếp kiên quyết phản đối.
Với sự giúp đỡ của bác sĩ và cảnh sát, Mary đã phải nhập viện. Cô chắc chắn mình đã bị bức hại bất hợp pháp và nói rằng không làm điều gì sai trái.
Mary luôn nghĩ rằng mình khỏe mạnh và vô tội, do đó ánh nhìn của cô luôn chất chứa sự ai oán, hằn thù.
Các mẫu DNA đã được lấy và kiểm tra, trực khuẩn thương hàn đã được tìm thấy. Họ kết luận Mary là người mang vật ký sinh thương hàn và buộc phải cách ly, không được phép hành nghề nấu ăn nữa. Về cách thức lây nhiễm căn bệnh, nhà nghiên cứu cho biết Mary khai rằng không có thói quen rửa tay trước khi nấu ăn vì cô nghĩ nó không quan trọng, đó chính là cách vi khuẩn lây lan.
Sau khi cam kết từ bỏ công việc nấu ăn, Mary không bị cách ly và trở về đất liền. Đáng tiếc sau khi được thả cô lại đổi họ tên thành Mary Brown, trở lại với công việc cũ và từ đây lây nhiễm thêm cho 25 người nữa, trong đó có 2 người đã chết vào năm 1915. Lần này Mary bị truy tìm gắt gao hơn, buộc phải quay về đảo cũ để cách ly cho đến hết cuộc đời.
Mặc dù vậy, cô vẫn cho rằng mình vô tội và luôn chối bỏ việc mình chính là vật chủ lây bệnh cho hàng trămngười.
Dòng chữ trên tường: "Xin hãy cứu tôi, tôi bị giam giữ dù không muốn thế chút nào!"
Theo ghi chú của Soper, đã có 122 người nhiễm bệnh và 5 người chết. Sáu năm trước khi qua đời, Mary bị liệt do tai biến mạch máu não. Cô ra đi mãi mãi do viêm phổi vào đầu tháng 11 năm 1938 ở tuổi 69.
Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, hòn đảo nơi cách ly Mary trở thành nơi sinh sống cho các cựu chiến binh Mỹ và gia đình họ. Tuy nhiên do điều kiện sống quá thiếu thốn cũng như việc đi lại về đất liền không hợp lý, các gia đình này cũng dần rời bỏ hòn đảo. Nó trở lại tình trạng hoang vu không một bóng người, mang trên mình những tàn tích về một cuộc đời với nhiều ký ức tang thương.
Do không có người sinh sống, thiên nhiên đã chiếm lấy các tòa nhà và biến tất cả thành một màu xanh ma mị.
Thương hàn là bệnh gì?
Thương hàn là một bệnh do vi khuẩn gây ra thường truyền từ người sang người thông qua thức ăn và nước uống bị nhiễm khuẩn. Các loại vi khuẩn này có thể xâm nhập vào mạch máu và lây nhiễm khắp cơ thể. Bệnh này rất dễ lây và có thể rất nghiêm trọng – nhưng ta có thể chữa bằng thuốc kháng sinh ngay khi mới mắc bệnh.
Bệnh khởi phát đột ngột với sốt cao kéo dài, đau đầu, mệt mỏi, chán ăn, mạch chậm, táo bón hoặc tiêu chảy và ho khan.
Cách phòng tránh bệnh thương hàn
- Tránh ăn rau củ quả sống: hoặc ít nhất không ăn các loại rau củ quả mà bạn không thể gọt vỏ được. Thức ăn là nguồn lây nhiễm chính, đặc biệt là rau diếp vì chúng dễ bị nhiễm bẩn và khó rửa sạch.
- Đun sôi nước trước khi uống: Nếu cảm thấy nguồn nước bị nhiễm bẩn, hãy đun sôi ít nhất một phút trước khi uống hoặc dùng để nấu nướng.
- Luôn rửa tay sạch sẽ: Ngoài con đường lây nhiễm qua thức ăn và nước uống, bệnh thương hàn còn lây nhiễm qua sự tiếp xúc giữa người với người.
- Tiêm vắc-xin thương hàn định kỳ: Tiêm phòng là cách bảo vệ tốt nhất – nhưng việc tiêm phòng không hiệu quả 100% vì thế bạn phải luôn cẩn thận khi ăn uống và đảm bảo tiêm định kỳ hai năm một lần.
- Luôn trong tư thế phòng, chữa bệnh: Ngay cả khi những triệu chứng đã biến mất, bạn vẫn có thể mang mầm bệnh và lây cho người khác. Hãy uống đủ liều thuốc kháng sinh mà bác sĩ kê đơn – điều này sẽ đảm bảo bạn không truyền bệnh cho người khác.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vị đại tướng đốt toàn bộ bản kiểm điểm của các cán bộ, là huyền thoại được đích thân Bác Hồ đặt bí danh
Profile khủng của sĩ quan Công an Việt Nam đầu tiên làm Chánh Văn phòng cố vấn Cảnh sát LHQ ở New York
Tiết lộ 1 nơi ở Trung Quốc, nơi 'vàng' mọc trên cây
CLIP: Bị 3 con báo săn bao vây, linh dương nổi điên húc thủng bụng kẻ đi săn, thành công thoát thân
Nổi tiếng đa nghi, tại sao Tào Tháo lại đặt trọn niềm tin vào Hạ Hầu Đôn?
Chị em thần đồng Việt Nam trong top 2% thông minh nhất thế giới: Suýt bị trục xuất vì quá thông minh, cần người bảo vệ