Phận đời tăm tối của những cung nữ sau khi xuất cung: Mắc căn bệnh "lạ", phải sống cô độc đến hết đời
Dương Quý phi vốn là sủng phi đẫy đà ở triều Đường, rốt cuộc hoàng đế đã giải nhiệt mùa hè cho người mũm mĩm như bà ra sao? / Vị hoàng hậu vì "đại nghĩa diệt thân" mạnh tay nhất trong lịch sử Trung Hoa: Muốn giết con trai vừa sinh do sợ làm hại đến Hoàng đế
Ở thời phong kiến Trung Quốc, Hoàng đế là người nắm trong tay quyền lực tối cao, Hoàng cung chính là một trong những biểu tượng cho uy quyền và cuộc sống xa hoa của bậc vua chúa. Để hưởng thụ và duy trì cuộc sống xa hoa bậc nhất, trong cung cần có một lượng lớn cung nữ và thái giám. Các cung nữ, thái giám này đa phần đến từ những gia đình nghèo khó trong dân gian.
Nhà Thanh là triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc. Sau khi nhà Thanh sụp đổ, hàng ngàn cung nữ cùng thái giám bị đuổi ra khỏi Hoàng cung. Những cung nữ, thái giám này đã dùng phần lớn thời gian trong cuộc đời mình để hầu hạ, nịnh nọt chủ nhân, hoặc cùng những kẻ hầu người hạ khác tranh đoạt quyền lợi và sự sủng ái của các bậc bề trên. Sự tàn khốc vô tình cũng như vô số lễ nghi rườm rà đã khiến họ trở thành một trong những người có số phận bi thương nhất chốn cung đình.
Họ phải sống xa gia đình, đến nơi thâm cung làm nô bộc cho người ta, chứng kiến cuộc sống xa hoa tột độ mà mình chỉ được phép đóng vai kẻ hầu người hạ, chịu đựng tất cả những gì vất vả tủi nhục nhất. Nhưng đau khổ hơn là cho dù được xuất cung, họ cũng không thể có cuộc sống giống như những người bình thường khác.
Đa số cung nữ sau khi xuất cung đều có tình trạng sức khỏe không tốt, thường bị mắc chứng "uất máu" cũng như một số chứng bệnh khác. Người mắc chứng "uất máu" thường khó hô hấp, thân thể suy nhược, khí huyết không thông, người chuyển nặng còn không có khả năng mang thai, sinh con.
Ảnh minh họa.
Hầu hết cung nữ đều nhập cung từ lúc 13-14 tuổi, chính là lúc cơ thể đang ở tuổi dậy thì, không những không được kịp thời bổ sung dinh dưỡng để cơ thể phát triển khỏe mạnh mà còn phải làm những việc nặng nhọc; làm không tốt còn có thể bị trừng phạt, bị đánh, bị mắng, thậm chí cả ngày không được ăn cơm. Thời gian lâu dần, cơ thể họ bắt đầu sinh ra chứng "uất máu".
Thực ra, chứng "uất máu" cũng không phải chứng bệnh gì khó chữa. Thời xưa, cung nữ thường phục tùng mệnh lệnh, hầu hạ chủ nhân đi làm những việc nặng nhọc, cơ thể và tinh thần trong một thời gian dài đều ở trạng thái áp lực cao và căng thẳng cực độ. Bởi vậy, cơ thể họ suy nhược, tinh thần hoảng hốt. Họ chỉ cần nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống bồi bổ, giữ tâm lý thoải mái là có thể hồi phục. Thế nhưng ai lại dám lấy một cung nữ về để hầu hạ họ?
Tục ngữ có câu "bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại" tức là trong thiên hạ có ba điều bị coi là bất hiếu, và trong ba điều này, không có con cái nối dõi là điều bất hiếu lớn nhất. Vì thế, dù những cung nữ này đã được xuất cung, nhưng cũng không ai dám lấy họ làm vợ, vì sợ phạm phải điều bất hiếu lớn nhất ấy.
Ảnh minh họa.
Trong hậu cung của nhà Thanh, cung nữ đều là người Mãn. Có một số ít cung nữ là con em những nhà quý tộc, còn đa phần cung nữ đều có xuất thân bình dân. Cung nữ thân phận cao quý có thể xin chỉ hôn gả cho quan lại hoặc Ngự tiền thị vệ. Cung nữ thân phận bình dân nếu may mắn được Hoàng đế sủng hạnh sẽ một bước lên mây, sống cuộc đời của chủ nhân, coi như đã "khổ tận cam lai". Thông thường họ nhập cung năm 14 tuổi, nếu sau 10 năm mà vẫn không được Hoàng đế sủng hạnh thì sẽ được xuất cung.
Tuy nhiên, tuổi kết hôn khi ấy thường là 15-16 tuổi. Cung nữ từ 13-14 tuổi đã nhập cung, làm việc trong cung đến khi 25, thậm chí 30 tuổi mới được xuất cung lấy chồng. Phụ nữ ở tuổi này thời xưa đều rất khó xuất giá, cộng thêm chứng bệnh "uất máu" lại càng khiến họ không tìm nổi đối tượng cưới gả.
Nữ quan Dụ Đức Linh từng có hai năm sinh sống trong cung đình nhà Thanh. Sau này, khi nhà Thanh sụp đổ, một lần ngẫu nhiên bà đã tận mắt chứng kiến cảnh mấy người con gái trước là cung nữ đang phải làm những việc nặng nhọc, cuộc sống vô cùng vất vả. Tuy nhiên, đó chưa phải là điều bi thương nhất.
Chân dung nữ quan Dụ Đức Linh.
Trong cuốn sách "Nửa đời trước của tôi", Hoàng đế Phổ Nghi - vị vua cuối cùng của triều đại nhà Thanh, cũng là vị vua cuối cùng trong lịch sử phong kiến Trung Quốc từng nhắc tới việc cũng có những cung nữ sau khi xuất cung lấy được chồng, nhưng vì không thể sinh con đẻ cái lại không biết kiếm tiền, nên bị người nhà đánh đến chết. Cũng vì mắc chứng "uất máu" không thể sinh con, một số cung nữ có nhan sắc chọn lựa đi làm kĩ nữ ở chốn lầu xanh.
Có thể nói, đối với phận đời cung nữ thì chỉ cần bước một chân vào Tử Cấm Thành, đa phần đều có một kết cục bi thảm, hoặc là cô độc đến già, hoặc là vất vả mưu sinh đến chết khiến cho người ta không khỏi xót xa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Nó là bậc thầy diệt muỗi, tiêu diệt 3.000 con muỗi mỗi năm, nhưng lại đang bị con người bắt số lượng lớn làm món ngon
Tại sao thái giám lại để quả ké đầu ngựa trong đế giày khi phục vụ Hoàng đế và các phi tần?
CLIP: Hươu cao cổ tung cú đá "trời giáng", sư tử phải trả giá đắt
Đang đi lang thang, người đàn ông bất ngờ nhặt được cục vàng 1,4 kg
Chân dung Hoàng đế Chu Nguyên Chương được vẽ bằng Al, hậu thế hoang mang: Đâu mới là thật?
CLIP: Trâu rừng phản công, bầy sư tử đành ngậm ngùi nhìn con mồi tuột mất