Nữ nhân tài sắc duy nhất dám cự tuyệt long sủng của hôn quân Hán Thành Đế, nhưng lại khiến nhà vua khâm phục hoàn toàn
Cảnh huấn luyện khắc nghiệt tới 'rợn người' của lính Mỹ / Lý do khiến trùm phát xít Hitler mất bộ ria mép trứ danh
Nàng là phi tử được Hoàng đế yêu thích nhất, cũng là một nữ tác gia trứ danh, thông thạo về từ và phú (một thể văn chương cổ), phẩm hạnh cũng rất tốt. Khi vừa nhập cung, nàng chỉ là Thiếu sử, sau được phong thành Tiệp Dư, địa vị chỉ sau Hoàng hậu.
Có không ít sách sử ghi chép về Ban Tiệp Dư, nàng xuất thân danh môn vọng tộc, ngay từ nhỏ đã toát lên vẻ thông minh và vô cùng xinh xắn. Nàng thông thạo thơ văn, nam nhân cũng khó có thể sánh bằng.
Khi Hán Thành Đế lên ngôi, nàng được chọn vào cung, trở thành một cung nữ hạ đẳng. Nhưng vì quá thông minh lại rất xinh đẹp, không lâu sau đã có được long sủng của Hoàng đế, ban cho vị trí Tiệp dư. Hoàng đế luôn muốn bên cạnh nàng sủng phi của mình, hai người bên nhau vô cùng nồng ấm. Tuy nhiên, khi hạ sinh một Hoàng tử, con nàng đã qua đời ngay sau đó.
Mỗi lần Hoàng đế muốn xuất cung đều lo lắng có nên đưa nàng theo cùng hay không. Biết được ý định này, nàng đã ngay lập tức từ chối: "Quân chủ thánh minh đều đưa hiền thần phù trợ bên cạnh, chỉ có hôn quân mới muốn để nữ nhân hậu cung bên người như thế".
Hoàng đế nghe xong liền cảm thấy cực kỳ có lý, vì thế đã ngừng suy nghĩ về điều này. Nhưng có thể Hoàng đế vì bị từ chối mà đã không muốn gặp nàng nữa, không lâu sau, ông đã có một sủng phi mới: Triệu Phi Yến.
Sau khi hai tỷ muội Triệu Phi Yến và Triệu Hợp Đức nhập cung, họ dùng trăm phương nghìn kế chiếm lấy sự sủng ái của Hán Thành Đế. Hoàng đế si mê nhan sắc của cặp chị em này mà lãng quên Ban Tiệp Dư cũng như việc triều chính.
Năm 18 TCN, nhân lúc hậu cung xảy ra biến cố, Triệu Phi Yến và Triệu Hợp Đức tố cáo Hứa Hoàng hậu và Ban Tiệp Dư đồng lõa dùng Vu thuật trù ếm Hoàng đế. Hán Thành Đế tin lời của sủng phi liền phế truất Hoàng hậu và tra vấn Ban Tiệp Dư.
Đối mặt với cơn giận dữ của Hoàng đế, nàng vẫn không lộ vẻ sợ sệt mà mạnh mẽ chứng minh bản thân không làm điều sai trái. Trước thái độ đó, Hoàng đế nhận ra sự chân thật và khâm phục, không những không phạt mà còn ban thưởng. Tuy nhiên Ban Tiệp Dư từ chối long ân của Hoàng đế, xin đến Trường Tín cung, hầu hạ Thái hậu ăn chay niệm Phật.
Khi Hán Thành Đế băng hà, Ban Tiệp Dư tình nguyện đến chăm sóc lăng tẩm, chịu trách nhiệm lo hương khói cho ông. Ban Tiệp dư mất ở độ tuổi hơn 40, được chôn cất trong khuôn viên lăng tẩm của Hán Thành Đế.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Lão nông đào giếng trong vườn phát hiện 102 kg vàng, tưởng phát tài kết cục nhận về gần 2 triệu đồng
CLIP: Liên minh dũng cảm giữa sóc đất và cầy mangut, đập tan âm mưu xâm lược của rắn hổ mang hung dữ
Báu vật thất truyền được tìm thấy khi khai quật mộ Tào Tháo khiến giới khảo cổ sững sờ
Lão nông đào được củ sắn dây 400kg sau ngôi nhà cổ, hóa ra là kho báu tiền tỷ, lập tức giàu sau 1 đêm!
CLIP: Cá sấu "quay đầu" bỏ chạy nhanh như chớp khi đụng độ chó săn
Thị trấn bị dính 'lời nguyền' nên không ai dám nhắc tên, nguồn cơn từ người trường làng cũ