Khám phá

Nữ nhân thời cổ đại ít phạm pháp nhưng nếu có tội thì họ thà tự sát còn hơn phải ngồi tù, rốt cuộc là vì nguyên nhân gì?

Đối với phụ nữ cổ đại, bị bắt giữ trong tù là một chuyện rất kinh khủng.

Từ nô tỳ trở thành Vương phi, nữ nhân nào đã làm được điều đó trong sử Việt? / Nữ nhân nào được Tần Thủy Hoàng cả đời nể trọng, ban đặc ân?

Trong xã hội phong kiến Trung Quốc ngày xưa, quan niệm truyền thống rất nghiêm ngặt và vị trí của người phụ nữ rất thấp. Phụ nữ buộc phải tuân theo tam tòng tứ đức (Tam tòng: Chưa lấy chồng thì theo cha, lấy chồng thì theo chồng, chồng chết thì theo con; Tứ đức: Công, dung, ngôn, hạnh); đại môn bất xuất, nhị môn bất mại (Ý chỉ người phụ nữ chỉ được quanh quẩn trong nhà, không quan tâm thế sự).

Chính vì thế, người phụ nữ căn bản không có cơ hội phạm pháp, nhưng nếu lỡ có phạm tội thì chắc chắn họ sẽ phải chịu hình phạt khắc nghiệt hơn. Nếu một người đàn ông cổ đại trộm cắp một thứ gì đó và bị bắt, anh ta chỉ ngồi tù một thời gian sau đó sẽ được thả ra. Nhưng đổi lại là phụ nữ thì hình phạt càng nặng nề hơn, nếu là tội nặng hơn thì cách thức xử lý càng tàn khốc, ví dụ như tội tư thông.

Như chúng ta đều biết, phụ nữ cổ đại xem tiết hạnh quan trọng hơn cả sự sống, Nhất là vào thời kỳ tư tưởng Lý học Trình - Chu phổ biến trong triều nhà Tống. Ở thời điểm đó, phụ nữ không được phép gặp gỡ với những người đàn ông khác ở bên ngoài, càng không được phép tái hôn. Câu nói "Gái chính chuyên chẳng lấy hai chồng" chính là như thế, nếu phụ nữ tái hôn, họ sẽ bị người đời cười nhạo và khinh bỉ.

Nữ nhân thời cổ đại ít phạm pháp nhưng nếu có tội thì họ thà tự sát còn hơn phải ngồi tù, rốt cuộc là vì nguyên nhân gì? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Ngoài ra, phạt đòn là một trong những hình phạt phổ biến và lâu đời nhất ở Trung Quốc. Tuy nhiên, hình phạt khác nhau khi áp dụng với nam và nữ. Khi một người đàn ông bị phạt đòn, anh ta vẫn được phép mặc quần lót khi hành hình. Nhưng với phụ nữ, họ bị buộc phải cởi quần và chịu đòn trên mông trần.

Và đặc biệt sẽ có rất nhiều người đứng xung quanh khi thi hành án. Có thể hình dung ra đây là một sự nhục nhã khủng khiếp đối với những cô gái trọng tiết hạnh ngày xưa và khó chịu hơn cả cái chết. Hình phạt này khiến người phụ nữ sau này không thể ngẩng cao đầu và bị khinh bỉ cả đời.

Nữ nhân thời cổ đại ít phạm pháp nhưng nếu có tội thì họ thà tự sát còn hơn phải ngồi tù, rốt cuộc là vì nguyên nhân gì? - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Từ thời Xuân Thu Chiến Quốc đã có những nhà tù riêng biệt cho tội phạm nữ. Nhà tù vốn là nơi ngư long hỗn tạp (cá rồng lẫn lộn, ý chỉ người xấu lẫn với kẻ tốt), tù nhân thường là những tên côn đồ lưu manh. Do đó, những tù nhân nữ luôn là đối tượng lăng mạ, sỉ nhục của cai ngục và nhiều tù nhân nam khác.

Sau khi sự kiện Tĩnh Khang xảy ra, Vương triều Bắc Tống bị diệt vong, hàng trăm phi tần đã trở thành tù nhân của phe đối địch, cho dù họ là quý tộc hay thường dân đều phải nhận sự trêu chọc và sỉ nhục của các binh lính thắng trận. Thân phận càng cao quý càng bị lăng mạ nhiều hơn. Chính vì vậy, những người phụ nữ có địa vị cao thường không chấp nhận tình cảnh giam trong tù, họ chọn cách tự sát để tránh bị sỉ nhục.

 

Chuyện một phụ nữ ngày xưa bị bắt giam gần giống như bị bán vào lầu xanh, nhiều lúc còn kinh khủng hơn thế nữa. Và một khi đã vào tù sẽ rất khó để rửa sạch tội lỗi và phục hồi danh dự. Ngay cả khi người đấy may mắn gặp được quý nhân cứu giúp và đưa ra khỏi chốn lao tù thì người đời cũng không quên được đó. Họ sẽ liên tục chỉ trích và người kia có khả năng là sẽ không thể gả đi được nữa.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm