Nữ thi nhân thiên tài của Trung Quốc: 11 tuổi nổi danh, bi kịch lấy chồng Trạng nguyên, kết cục 26 tuổi bị xử tử
Tây Du Ký có bao nhiêu người đi thỉnh kinh? Nhắm mắt cũng trả lời được nhưng đa số đều sai đáp án / Bí ẩn loài cây có khả năng trổ ra vàng thật, ở Việt Nam mọc rất nhiều, gần như ai cũng từng nghe qua
Vào thời nhà Đường, bên cạnh những nam thi nhân lừng danh như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,... thì người ta còn dành sự quan tâm sâu sắc đến nữ thi nhân tài hoa bạc mệnh tên Ngư Huyền Cơ. Cô sinh năm 844 tại Trường An, có nhũ danh Ấu Vi, tự là Huệ Lan. Cha ruột Ngư thị là người học rộng tài cao nhưng không có duyên với thi cử khi nhiều lần thi trượt nên đã quyết định đem hết hy vọng, ước mơ của bản thân đặt vào con gái.
Bất chấp tư tưởng "nữ nhi bất tài mới là đức" thời đó, cha Ngư Huyền Cơ không chỉ đích thân dạy con gái đọc sách viết chữ mà còn mời thấy về dạy cô cầm kỳ thi họa. Với tư chất thông minh cùng điều kiện phát triển đầy đủ, Ngư Huyền Cơ 5 tuổi xuất khẩu thành văn, 7 tuổi đã biết viết thơ. Cha bệnh nặng, mẹ vất vả gồng gánh gia đình, nữ thi nhân thiên tài trong hoàn cảnh khổ cực, khốn đốn vẫn chăm chỉ học hành, 11 - 12 tuổi đã nổi danh đa tài đa nghệ, có nhiều tác phẩm được lưu truyền rộng rãi.
Nghe danh thiên tài thi nhân Ngư Huyền Cơ, nhà thơ kiêm nhà làm từ trứ danh của Trung Quốc thời Vãn Đường là Ôn Đình Quân đã tới tận nhà cô để gặp mặt trò chuyện. Trong lần đầu gặp gỡ, Ôn gia đã thử tài Ngư nữ sĩ khi yêu cầu cô làm một bài thơ. Không để ông thất vọng, cô chỉ mất chục giây đã làm xong bài thơ như sau:
"Thúy sắc liên hoang ngạn,
Yên tư nhập viễn lâu.
Ảnh phố xuân thủy diện,
Hoa lạc điếu nhân đầu.
Căn lão tàng ngư quật,
Chi đê hệ khách chu.
Tiêu tiêu phong vũ dạ,
Kinh mộng phục thiêm sầu".
Ôn Đình Quân không giấu được sự hài lòng trước tài năng của cô gái nhỏ nên đã hào phóng cho Ngư Huyền Cơ một khoản tiền để trang trải cuộc sống giữa lúc gia đình đang trong cảnh khổ cực. Từ đó, ông thường xuyên thăm nom cô hơn, nhận làm học trò và ra sức chỉ dạy. Ngư Huyền Cơ càng lớn càng xinh đẹp, dành cho Ôn Đình Quân tình cảm vượt trên mức thầy trò khiến cho Ôn gia vừa lo lắng vừa tự tị vì khoảng cách tuổi tác và ngoại hình. Năm Ngư Huyền Cơ 15 tuổi, ông đã mai mối cô cho Trạng nguyên Lý Ức và nhanh chóng gả cho người này.
Thế nhưng, vợ cả Lý Ức lại là người quyền lực và có lòng đố kị sâu sắc với vợ lẽ của chồng. Cô ta bắt Lý Ức làm giấy bỏ nàng, hắn đành phải bỏ cô lại đạo quán (nơi các đạo sĩ tu hành) cùng lời hứa sẽ đón nàng về sau 3 năm. Thế nhưng trên thực tế thì Lý Ức đã nuốt lời và bỏ mặc nàng. Ngư Huyền Cơ chán nản, buông thả bản thân, qua lại thân mật với các văn nhân mặc khách bất chấp miệng đời.
Bi kịch hôn nhân đã giết chết con người lãng mạn của Ngư Huyền Cơ. Năm 25 tuổi, cô vô tình giết chết một tì nữ và bị bắt giam. Dù nhiều người xin cho nàng nhưng quan phủ vẫn quyết đem nữ thi nhân đi xử chém vào năm Hàm Thông thứ 20. Ôn Đình Quân khi đó tóc đã bạc phơ, lặng lẽ rơi lệ xót thương cho người học trò cũ. Gia tài thơ cơ mà Ngư Huyền Cơ để lại có 50 bài, nổi bật nhất là bài thơ "Tặng lân nữ" với 2 câu thơ để đời: “Dịch cầu vô giá bảo, nan đắc hữu tình lang” (Tạm dịch: Bảo vật vô giá thì dễ có được nhưng một đấng lang quân chân tình lại vô cùng hiếm có) như nói về thân phận hẩm hiu của chính Ngư Huyền Cơ.
- Video: Ngắm sự kỳ vĩ và lộng lấy của Tử Cấm Thành từ trên cao. Nguồn: Sky Eye.End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ở Việt Nam có một bộ tộc bí ẩn: Không mặc quần áo, dùng 'phép thuật' để tránh thai
Việt Nam có kho báu lớn gấp 8 lần Trung Quốc, 9 lần Ấn Độ, 290 lần Mỹ - là kho báu gì?
Tiết lộ về phong tục của bộ lạc nguyên thủy ở châu Phi: Phụ nữ không bao giờ mặc áo, cả đời không tắm, đàn ông được lấy nhiều vợ
Khi bị đánh vì mắc lỗi, con chó không phản kháng, lý do đằng sau sẽ khiến bạn suy ngẫm
Ngủ dậy, người đàn ông suýt lên cơn đau tim khi chứng kiến khung cảnh hãi hùng này ngay sân nhà
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái