Nữ tiến sĩ bị 'khủng bố tình thần' sau khi khám phá ra thành phố cổ nhất châu Mỹ
Cận cảnh báo đốm "chén" linh dương trên ngọn cây / Lợn rừng mẹ quyết chiến với báo đốm để cứu con
Tiến sĩ Ruth Shady là người Peru duy nhất góp mặt trong danh sách 100 phụ nữ truyền cảm hứng năm 2020 của BBC. Sinh năm 1946 tại Callao, ngay từ khi còn rất nhỏ, bà đã được cha khuyến khích theo đuổi ngành khảo cổ học. Cha bà đã đưa bà đến các địa điểm khảo cổ và đưa cho bà những cuốn sách lịch sử cho phép bà mở rộng tầm nhìn và khám phá những nền văn hóa mới.
Niềm đam mê đó đã khiến bà theo học Khảo cổ học và Nhân chủng học tại Đại học San Marcos của Lima, trở thành giáo viên và đảm nhiệm vị trí Trưởng bộ phận nghiên cứu, sau đó làm Giám đốc Bảo tàng Khảo cổ học, Nhân chủng học và Lịch sử Quốc gia Peru.
Bà còn là giám đốc nghiên cứu đa ngành tại địa điểm khảo cổ Caral và có bằng tiến sĩ danh dự của 5 trường đại học Peru. Năm 2018 và 2019, bà đã giành được giải thưởng quốc gia L’Oréal-UNESCO dành cho phụ nữ trong lĩnh vực khoa học. Bà cũng đã được trao tặng Huân chương Danh dự của Quốc hội Cộng hòa Peru.
Shady đã đứng đầu các dự án khảo cổ ở Maranga (Lima), Pacopampa và Chota (Cajamarca), cũng như Bagua (Amazonas). Đặc biệt, Dự án Khảo cổ học Caral-Supe đã mang lại cho bà sự công nhận của quốc tế. Bà đã khám phá ra nền văn minh 5.000 năm tuổi ở thành phố cổ Caral. Thánh địa này đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là di sản thế giới vào năm 2009. Đây là thành phố cổ nhất châu Mỹ.
Mới đây, bà Shady và các đồng sự đã theo dõi và báo cáo cho cảnh sát về tình trạng một nhóm người xâm lấn và chiếm giữ di tích lịch sử Caral một cách bất hợp pháp. Nhóm khảo cổ sau đó nhận được nhiều cuộc gọi và tin nhắn khủng bố tinh thần từ những người chiếm đất bất hợp pháp. "Họ gọi cho luật sư của di tích (Caral) và dọa rằng nếu ông ấy vẫn tiếp tục bảo vệ tôi, cả hai sẽ bị giết và chôn cách mặt đất 5m. Rồi họ đầu độc con chó của tôi như một lời cảnh báo về kết cục của tôi nếu không nghe lời", bà Shady chia sẻ với báo giới.
Đây không phải lần đầu bà Shady bị đe dọa hoặc tấn công. Vào năm 2003, nhà khảo cổ danh tiếng của Peru bị bắn vào ngực vì đã nỗ lực bảo vệ thánh địa Caral. Sau khi chứng kiến thành phố cổ Caral bị xâm phạm 9 lần trong giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát tại Peru, bà Shady và các đồng sự đã liên tục kêu gọi sự can thiệp từ phía chính phủ nước này. "Chúng tôi cảm giác rằng chính phủ không hề nỗ lực bảo vệ di sản của chúng ta. Điều đó khiến chúng tôi cảm thấy cực kỳ lo lắng", bà Shady nói.
Tàn tích thành phố cổ Caral
Thành phố Carral bao quanh một khu vực khoảng từ 65 đến 165 ha, bao gồm tổ hợp các công trình kiến trúc hình kim tự tháp và tượng đài có niên đại ước tính khoảng từ 3.000 đến 1.800 năn trước Công nguyên, vào thời Hậu Archaic. Kim tự tháp cao nhất có chiều cao khoảng 18m, chân tháp rộng khoảng từ 138 đến 150m. Tiến sĩ Shady gọi Caral là "Thành phố Mẹ" của châu Mỹ, bởi đây là trung tâm đô thị cổ nhất được tìm thấy ở châu Mỹ, trước cả Olmecs, Maya, Mississipi, Ancestral và Aztec.
Trong rất nhiều bí ẩn chưa có lời giải của thời kỳ cổ đại Peru, nền văn minh Norte Chico được coi là một trong những nền văn minh cổ nhất trên thế giới. Những công trình hoành tráng và các kim tự tháp lớn, hệ thống thủy lợi phức tạp được xây dựng ở thời kỳ này khiến Norte Chico trở thành tâm điểm chú ý của nhiều nhà nghiên cứu. Vào cuối năm 1990, nhà khảo cổ học Peru Ruth Shady và các cộng sự đã cung cấp những tài liệu đầu tiên đăng tải trên tạp chí Nature về việc nghiên cứu nền văn minh Norte Chico.
Thành phố này được các cư dân Norte Chico gọi là vùng đất thiêng do tập trung nhiều công trình phục vụ nghi lễ tôn giáo; được xây dựng trên nền đất cứng của sa mạc và phía trước là thung lũng xanh tươi. Vào thời kỳ phát triển huy hoàng, Caral có tới hơn 3.000 người cư trú. Điều đặc sắc ở Caral là các kim tự tháp bậc, qua phân tích bằng phương pháp carbon, các nhà nghiên cứu xác định niên đại của chúng tương đương với các kim tự tháp Ai Cập cổ đại.
Có tới 6 kim tự tháp bậc bao quanh một quảng trường trung tâm, hệ thống tưới tiêu phức tạp và cả các công trình công cộng đồ sộ. Có lẽ nhờ vậy mà Caral phát triển mạnh mẽ và được coi là thành phố có công nghệ phát triển và lâu đời nhất tại khu vực. Caral cũng được coi là nơi ra đời của ngôn ngữ Quechua, vẫn được sử dụng cho tới ngày nay. Khoảng những năm 1.800 trước Công nguyên, một đợt hạn hán kéo dài đã buộc cư dân Caral phải rời bỏ thành phố, vùng đất thiêng Caral đã bị bỏ hoang và chôn vùi dưới cát.
Bằng chứng về bình đẳng giới thời cổ xưaNăm 2016, nhà khảo cổ học Ruth Shady cùng đồng sự tiếp tục nghiên cứu và đã tìm thấy một xác ướp cổ. Đó là người phụ nữ được cho là ở độ tuổi khoảng 40-50 khi bà qua đời. Địa điểm nơi phát hiện và cách bà được chôn cất cho thấy bà là người có địa vị cao trong xã hội từ giữa 2.600 và 2.000 năm trước Công nguyên.
Bà Shady đã trả lời tờ báo địa phương Andina: "Phát hiện này cho thấy bằng chứng về bình đẳng giới, đàn ông và phụ nữ đều có thể nắm giữ vị trí lãnh đạo và đạt được địa vị xã hội cao hơn 1.000 năm trước đây".
Theo bà Shady, các vật thể tìm thấy tại ngôi mộ đến từ nhiều nơi khác nhau cho thấy sự giao lưu buôn bán giữa Aspro và thành phố cổ Caral. Những phát hiện này còn cho thấy âm nhạc rất quan trọng trong đời sống hằng ngày của người dân Aspero. Bằng chứng là phát hiện ra 8 ống sáo làm bằng xương động vật được đặt ở phía trước khu nghi lễ như là những lễ vật tại địa điểm khảo cổ.
Năm 2018, bà Shady cùng đồng sự tiếp tục phát hiện các bức phù điêu có niên đại 3.800 năm tại khu di tích khảo cổ Vichama, một trong những thành phố của nền văn minh Caral lâu đời nhất tại châu Mỹ. Chuyên gia khảo cổ Ruth Shady cho biết, trên bức tường có khắc họa 4 khuôn mặt người với đôi mắt nhắm. Bức tường được xây bằng đất sét hướng về phía các cánh đồng trồng trọt ở thung lũng Huaura.
Công trình này nằm ở khu vực hành lang phòng tổ chức các nghi lễ tại một trong những tòa nhà thuộc di tích Vichama, miền Bắc Peru. Theo bà Shady, phát hiện mới này sẽ giúp các nhà nghiên cứu tìm hiểu sâu hơn về những khó khăn đối với bộ tộc cổ xưa tại Peru trong việc đối phó với biến đổi khí hậu và thiếu nước gây ảnh hưởng lớn đến năng suất nông nghiệp.
Từ năm 2007, các chuyên gia khảo cổ đã khai quật được 22 tòa nhà cổ ở Vichama với diện tích 25 ha. Đây là khu vực có nhiều công trình được xây dựng từ 1.500-1.800 năm trước Công nguyên.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngư dân bất ngờ vớt được khối gỗ ước tính hơn 3.455 tỷ đồng
Nhặt bừa viên đá chặn cửa nhiều thập kỷ, cụ bà đến khi mất cũng không biết mình từng sở hữu báu vật
Quái vật Bigfoot hiện nguyên hình giữa màn đêm, ảnh cận cảnh khiến netizen thế giới sửng sốt?
Điều gì sẽ xảy ra nếu phi hành gia đi tè trên mặt trăng? Hậu quả vô cùng kinh khủng
CLIP: Quạ đen phản đòn xuất sắc, hạ gục chim ưng để thoát hiểm
Bạn có biết loại cây duy nhất này chỉ Việt Nam mới có, chưa từng xuất hiện trên thế giới