Nữ tướng trấn ải duy nhất trong lịch sử Việt Nam: Mưu lược hơn người, khiến giặc phương Bắc khiếp sợ
Nếu như Lưu Bị có được thiên hạ thì 3 người này chắc chắn sẽ chết, Gia Cát Lượng biết rõ nhưng không dám nói / Các cách phi tần ngày xưa 'thông báo' đến ngày 'đèn đỏ' để thái giám không lựa nhầm người thị tẩm
Xưa kia đất Giao Châu bị nhà Lương đô hộ, nhân dân lầm than. Bấy giờ ở Thanh Hoa có ông Dương Đức Minh rất giỏi phong thủy, thường đi tìm những nơi có thế đất đẹp. Khi đến xứ Hổ Kì (nay là thôn Báo Văn, xã Đồng Văn, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc), ông gặp bà Nguyễn Thị Hằng. Cả hai cảm mến nhau rồi kết hôn.
Một hôm nọ ông Minh có việc bận phải đi xa, chỉ bà Hằng ở nhà. Đêm xuống bà đang ngủ thì mơ thấy con rồng lớn phủ lên người mình. Không lâu sau bà Hằng mang thai rồi sinh được một cô con gái, trên người lại có những vết như khoang rắn nên đặt tên là Khoan Khoáng.
Kỳ lạ là cũng từ lần đi công việc đó, ông Dương Đức Minh không trở về nữa. Bà Hằng một mình nuôi con khôn lớn. Cô bé Khoan Khoáng từ nhỏ đã bộc lộ khí chất hơn người, dũng cảm, thông minh hơn người.
Lớn lên, Khoan Khoáng đứng ra tập hợp trai tráng trong làng để chống lại nhà Lương. Đó cũng là lần đầu tiên cô trở thành thủ lĩnh. Đến cuối năm 541, Lý Bí dựng cờ khởi nghĩa, nhiều hào kiệt đã đến tham gia. Trong dàn binh hùng tướng mạnh của Lý Bí có nhiều cái tên nổi tiếng như Phạm Lương, Triệu Quang Phục, Triệu Túc… Khoan Khoáng dẫn theo toán quân là trai tráng làng Báo Văn cũng góp mặt và trở thành nữ tướng nổi trội nhất của Lý Bí.
Sau khi xưng vương, Lý Bí đã giao cho Khoan Khoáng trấn giữ biên ải phía Bắc, doanh trại được đặt ở trang Hổ Kỳ quê bà. Năm 545, quân Lương kéo sang nước ta, giao chiến với quân của vua Lý Nam Đế. Nhưng vì thấy không kham được, Lý Nam Đế cho lui quân về cửa sông Tô Lịch, dựng thành lũy chống giặc. Sau ông lại lui về giữ thành Gia Ninh (Việt Trì). Đến cuối tháng 2/546, vua chạy vào miền Khuất Lão để tập trung lực lượng.
Thời điểm đó, Khoan Khoáng cùng đạo quân của mình chiến đấu anh dũng ở đất Bình Xuyên và Yên Lạc. Họ liên tiếp có những trận đánh khiến giặc phương Bắc phải kinh hồn bạt vía.
Trong trận quyết chiến ở Yên Lạc, nữ tướng Khoan Khoáng bị trọng thương, về đến xứ Hổ Kỳ, trang Báo Văn thì bà mất. Ngày trút hơi thở cuối cùng của bà Khoan Khoáng là 10/9/546. Để tưởng nhớ công ơn của vị nữ tướng này, người dân nhiều nơi đã lập đền thờ cho bà. Về sau, bà được truy phong là “Đệ nhị á nương Khoan Khoáng đại vương mỹ mạo linh dung”.
- Video: Ngắm sự kỳ vĩ và lộng lấy của Tử Cấm Thành từ trên cao. Nguồn: Sky Eye.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách