Khám phá

Núi lửa Krakatau rung chuyển thế giới, bằng 10.000 quả bom nguyên tử Hiroshima

Phun trào khủng khiếp năm 1883 của núi lửa Krakatau đã làm rung chuyển cả thế giới, với sức mạnh gấp hơn 10.000 lần quả bom nguyên tử Mỹ thả xuống Hiroshima, Nhật Bản.

Vương quốc cổ thần bí giữa lòng sa mạc Trung Quốc và sự biến mất không lời giải đáp trong hàng nghìn năm qua / 'Giật mình' với những lời giải đáp kinh hoàng đằng sau các biểu tượng ta vẫn hay thấy

Núi lửa Anak Krakatau (Con của Krakatau), tại Indonesia, được hình thành năm 1928 trên miệng ngọn núi lửa lớn hơn là Krakatau. Năm 1883, Krakatau đã khiến cả thế giới khiếp sợ trong lần phun trào khủng khiếp, đẩy những cột tro bụi cao 27 km lên không trung, làm ảnh hưởng tới thời tiết khắp toàn cầu trong nhiều năm sau đó.

Ảnh minh họa.

Trong thảm họa vừa qua tại Eo biển Sunda nằm giữa đảo Java và Sumatra của Indonesia, ít nhất 429 người đã thiệt mạng và 1.300 bị thương. Cũng chính tại khu vực này, vào ngày 27/8/1883, đảo núi lửa Krakatau đã nổi giận khủng khiếp, cướp đi ít nhất 37.000 sinh mạng.

Indonesia là một trong những khu vực hoạt động địa chất mạnh nhất trên Trái đất, là quê hương của 127 ngọn núi lửa đang hoạt động. Phần lớn quần đảo được hình thành bởi sự chuyển dịch của ba mảng lục địa rộng lớn, đẩy các hòn đảo bật lên từ đáy đại dương.

Núi lửa Krakatau rung chuyển thế giới, bằng 10.000 quả bom nguyên tử Hiroshima - Ảnh 1.

Tranh vẽ ngọn núi lửa Krakatau.

Các tài liệu lịch sử ghi nhận, những đợt phun trào của núi lửa Krakatau đã diễn ra trong vòng vài ngày của tháng 8/1883, bao gồm loạt vụ nổ khủng khiếp vào ngày 27/8/2018, mỗi vụ gây ra một cơn sóng thần tấn công các khu vực xung quanh, tàn phá hơn 150 làng mạc ven biển và làm ước tính 37.000 người thiệt mạng.

 

Sức mạnh của các vụ nổ trong thảm họa núi lửa Krakatau phun trào được cho là gấp 10.000 lần quả bom nguyên tử mà Mỹ thả xuống Hiroshima (Nhật Bản) cuối Thế chiến II. Các vụ nổ đã đẩy bật cả những rạn san hô khổng lồ nặng hàng trăm tấn lên bờ, và phun một lượng tro bụi lên khí quyển đủ để làm hạ nhiệt độ toàn cầu xuống hơn 1 độ trong vòng một năm sau đó.

Núi lửa Krakatau đã phun những cột tro bụi cao tới 27km, ảnh hưởng tới thời tiết trên khắp toàn cầu trong nhiều năm sau, chưa kể còn đẩy các khu vực lân cận vào bóng tối trong nhiều ngày.

Khi đám mây tro bụi này bay dạt quanh Trái đất, những cảnh tượng hoàng hôn màu xanh đã được quan sát ở khắp thế giới trong 3 năm tiếp theo. Nhiều tháng sau thảm họa sóng thần do núi lửa Krakatau, những khoanh đá bọt khổng lồ, những thân cây bết đầy tro bụi và nhiều loại rác thải khác đã dạt vào bờ biển tận Mauritius và Australia.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm