4 sự thật cho thấy hóa ra bấy lâu nay chúng ta đã hiểu "sai quá sai" về các ninja của Nhật Bản
Xóa bỏ chế độ tuẫn táng, Thanh triều "xử lý" các phi tần sau khi tiên đế băng hà như thế nào? / Tiết lộ khó tin về cao thủ đại nội cuối cùng Thanh triều: Thân thủ còn nhanh hơn súng đạn
Những bộ trang phục màu đen, những chiếc phi tiêu hình sao cùng những khả năng vô cùng xuất thần như có thể tan biến vào không khí của ninja mà lâu nay chúng ta biết đến thực chất chỉ đến từ phim ảnh. Còn thực tế thì như thế nào?
4 sự thật cho thấy hóa ra bấy lâu nay chúng ta đã hiểu "sai quá sai" về các ninja của Nhật Bản
1. Công việc của ninja là sát thủ?
Hình ảnh một người mặc toàn đồ đen, bay nhảy trên không trung, chuyền từ cành cây này sang cành cây nọ, từ mái nhà này sang mái nhà bên kia rồi hạ đối thủ chỉ bằng một lần vung gươm... - đây hẳn là những gì bạn nghĩ về công việc của một ninja.
4 sự thật cho thấy hóa ra bấy lâu nay chúng ta đã hiểu "sai quá sai" về các ninja của Nhật Bản
Nhưng đó chỉ là một phần của câu chuyện thôi. Công việc của ninja không chỉ dừng lại ở đó, công việc của các ninja nhìn chung được chia thành hai loại chính: làm gián điệp và hạ đối thủ bằng chiến lược.
Làm gián điệp thì như bạn biết, cải trang, trà trộn để đánh cắp được thông tin của đối thủ. Còn chiến lược là làm sao để làm giảm thế mạnh của địch, giúp ninja có thể đánh bại đối phương mà không cần phải đánh trực tiếp.
Với phương châm "Chiến tranh bằng trí tuệ là thượng đẳng," những ninja dùng gươm để tàn sát như trong phim thực chất chỉ là nhóm thuộc tầng lớp dưới cùng trong cộng đồng.
2. Ninja là phải mặc đồ màu đen và che mặt?
Trong phim ảnh và truyện tranh, ninja được gắn liền với những trang phục có màu đen! Logic của lựa chọn này cũng cực kỳ hợp lý, với các công dụng như dễ nguỵ trang trong bóng tối cho đến giấu đi máu chảy từ vết thương.
Thế nhưng dù đó là thế kỉ bao nhiêu đi chăng nữa, chẳng ai có thể nhịn được cười khi thấy một người đàn ông mặc đồ màu đen cùng một cái mạng che kín khuôn mặt đi trên đường. Đối với người bình thường đã là vô lý, trang phục màu đen đối với ninja còn vô lý hơn. Bởi vì sao?
Để có thể thực hiện được công việc tốt nhất, các ninja bắt buộc phải cải trang nhằm trà trộn vào đám đông và không bị phát hiện. Vì vậy cho nên, dù là xanh đỏ hay tím vàng, vấn đề của họ là lựa chọn trang phục sao cho mình phù hợp nhất so với ngoại cảnh.
Theo như trang WebJapan, những nhân vật mà các ninja thường chọn để cải trang thường là thầy tu, linh mục, thương nhân hay những người làm xiếc trên đường. Nguyên nhân là vì đây là những nhóm người phù hợp với tính chất phiêu du, đi lại nhiều nơi, đâm ra sự có mặt của họ tại một miền đất mới sẽ trở nên cực kỳ hợp lý.
3. Vũ khí của ninja: kunai, shuriken và katana?
Có lầm tưởng rằng ninja chỉ sử dụng shuriken (phi tiêu hình sao), kiếm (katana) và dao (kunai). Tuy nhiên thực tế thì không có một bộ vũ khí nào được gọi là tiêu chuẩn cho ninja. Ví dụ như từ khi một số ninja bắt đầu ăn mặc giống nông dân, họ đã chuyển sang dùng một vũ khí được gọi là "kusari-gama" – bao gồm một cái liềm gắn với chuỗi dây xích.
Và đừng tưởng ninja chỉ dùng vũ khí cổ! Tất cả những vũ khí tối tân nhất trong thời của họ, từ thuốc nổ cho đến các loại súng - đặc biệt là súng kíp (được cho là loại vũ khí gây sát thương được ưa chuộng nhất), họ đều có thể sử dụng thành thạo.
Một lầm tưởng nữa là về shuriken. Ai cũng tưởng phi tiêu là vũ khí biểu tượng của ninja, nhưng kỳ thực thì đó chỉ là trang bị thứ yếu, dùng để làm phân tâm hay đánh lạc hướng đối phương trong tình huống cần thiết. Và thậm chí, liệu các ninja có thực sự dùng shuriken hay không thì chưa có tài liệu lịch sử nào ghi chép lại.
4. Ninja có thể tan biến vào trong không khí
Chẳng có gì được gọi là ma thuật cả, mà thực chất trong nghệ thuật Ninsujut cổ, họ được dạy kĩ năng trốn thoát là thượng sách trong chiến đấu.
4 sự thật cho thấy hóa ra bấy lâu nay chúng ta đã hiểu "sai quá sai" về các ninja của Nhật Bản
Họ làm gì để trốn thoát? Ném cát vào mắt đối phương hoặc dùng bom khói. Những cảnh như thế này khi được đưa vào phim ảnh thường được dàn dựng sao cho ninja giống như thực sự biến mất. Nhưng tất cả chỉ là thủ thuật mà thôi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Là chủ của Thiên Đình, tại sao Ngọc Hoàng lại sợ hãi đến trốn cả vào gầm bàn, phải nhờ cậy Phật Tổ Như Lai khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung?
Phát hiện mới về nguyên nhân tuyệt chủng của loài 'quái vật' biển cổ dài
Ai được xem là ‘nhà thơ của làng cảnh Việt Nam’ ? Có bài thơ người Việt nào cũng thuộc