Nước sông cạn kiệt lộ ra một 'loạt quan tài' đen kỳ lạ, chuyên gia thốt lên: "Vàng bạc không là gì so với chúng!"
Khai quật mộ cổ 2.000 năm tuổi phát hiện thi thể vẫn còn nguyên mái tóc đen dày, khi chạm vào làn da, các nhà khảo cổ suýt ngất / Phong tục tuẫn táng bất công đẩy con người đến cái chết không trọn vẹn: Bí mật những đôi chân "hở" trong mộ cổ
Sự xuất hiện bí ẩn
Vào tháng 4 năm 2019, sông Trúc Can ở huyện Tức, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc bước vào mùa khô, khi nước sông rút xuống, một lượng lớn gỗ đen dần xuất hiện dưới lòng sông, nhìn từ xa trông giống như các cặp 'quan tài' lớn.
Những ngôi mộ cổ chôn dưới sông không phải là chuyện lạ, nhưng đây là lần đầu tiên xuất hiện 'quan tài' lạ như vậy. Các chuyên gia phỏng đoán có một khu mộ cổ khổng lồ ẩn dưới lòng sông, ngay sau đó Viện Khảo cổ học đã đến hiện trường để nghiên cứu.
Sau khi đoàn khảo cổ đến, họ thu thập một vài mảnh lớn mới phát hiện đây hoàn toàn không phải là quan tài, mà là các thân gỗ lớn màu đen, sẫm màu, trên đó có rất nhiều cặn bùn bám.
Đánh giá về màu sắc, chủng loại thì chúng khác hẳn loài cây địa phương, vân rất cứng, một số chỗ xuất hiện vết nứt gãy không đồng đều, không có dấu vết nhân tạo.
Rốt cuộc số gỗ này đến từ đâu? Nó thuộc vật liệu gì?
Sau đó, các chuyên gia đã lấy mẫu gỗ và gửi đến phòng thí nghiệm để kiểm tra, thông qua thử nghiệm carbon XIV, họ đã đưa ra một kết quả khá bất ngờ: Những tấm gỗ đen này có tuổi đời từ 5.000 đến 6.000 năm.
Các chuyên gia đánh giá rằng những mảnh gỗ sẫm màu này thuộc loại "gỗ âm trầm" (hay còn được gọi là gỗ cổ trầm). Phát hiện này khiến mọi người vô cùng thích thú vì đây là một bảo vật vô cùng quý hiếm.
Thân gỗ lâu năm trở thành bảo vật quý giá (Ảnh: QQ)
Tại sao một đống gỗ mục nát lại được gọi là kho báu? Đó là vì bạn chưa biết rằng gỗ âm trầm còn có hai tên gọi khác, một là "cây thiêng phương Đông" và hai là "xác ướp thực vật".
Lý do tại sao chúng được gọi là "gỗ thiêng" là bởi sự hình thành của nó rất tình cờ, và không phải tất cả các loại gỗ mun đều có thể trở thành gỗ âm trầm.
Loại gỗ này hình thành do sự biến đổi của lớp vỏ, thiên tai và các yếu tố khác khiến cây rừng cổ thụ bị chôn vùi dưới đáy sông. Trong môi trường thiếu oxy, áp suất cao, axit yếu và vi sinh vật bị cacbon hóa trong hàng ngàn năm, nó dần dần tạo thành một "xác ướp".
Bảo vật của thời gian
Chất liệu gỗ âm trầm rất tinh xảo, mịn và chắc chắn, có mùi thơm đặc biệt và chống sâu mọt cực tốt. Vì nó cực kỳ quý hiếm nên trong lịch sử luôn có câu nói “trăm hộp vàng không bằng một tấm gỗ mun”.
Vì vậy, thời xa xưa, gỗ âm trầm chỉ được sử dụng bởi Hoàng đế, cho dù là để làm quan tài hay đồ nội thất thì gỗ âm trầm đều là sự lựa chọn hàng đầu. Do điều kiện khắc nghiệt hình thành nên loại gỗ này hiện nay rất hiếm và quý giá.
Bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như loài cây, độ tuổi và chất lượng, giá của gỗ âm trầm dao động khoảng hàng chục nghìn NDT cho mỗi mét khối, và tuổi càng cao, giá của loại này lại càng đắt.
Nhiều loại gỗ âm trần trên thị trường được carbon hóa và tổng hợp nhân tạo nên chất lượng không thể bằng trong tự nhiên.
Ngoài ra, gỗ âm trầm còn có biệt danh là “than nước”, khi đốt lên thì dễ bén lửa, đặc biệt có khả năng cháy lâu, đồng thời tỏa ra mùi thơm. Tuy nhiên vì đây là loại gỗ quý hiếm nên ít khi được dùng làm than củi, thay vào đó người ta thường sử dụng để làm đồ dùng cho những người quyền quý.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào