Khám phá

Nuốt kiếm: Tạp kỹ nguy hiểm hút hồn

Nuốt kiếm là một trong các loại hình diễn xiếc có lịch sử gần 4.000 năm. Ở cả phương Đông lẫn phương Tây, dù rất ngưỡng mộ hay bị cấm đoán, trò tạp kĩ này vẫn duy trì và mở rộng.

3 thanh kiếm nổi tiếng: Số 2 nghìn năm vẫn sắc bén, chất lượng khiến chuyên gia "ngả mũ" / Không phải Dịch cân kinh, Lục mạch thần kiếm, đây là võ công vô địch "Thiên long bát bộ"

Dù đã có nhiều cải tiến an toàn, nuốt kiếm vẫn là tạp kỹ nguy hiểm nhất.
Dù đã có nhiều cải tiến an toàn, nuốt kiếm vẫn là tạp kỹ nguy hiểm nhất.

Gốc gác Ấn Độ

Dựa trên các tài liệu lịch sử, nuốt kiếm có nhiều khả năng từng là một tập tục ở Ấn Độ. Nó xuất hiện vào khoảng năm 2000 trước Công nguyên, do các fakir và sadhu thực hành.

Fakir là thuật ngữ tôn giáo chỉ các đạo sư Hồi giáo Sufi. Nó bắt nguồn từ chữ “faqr” (nghèo đói), cho thấy bản chất khổ hạnh của lối tu hành này.

Sadhu là thuật ngữ tôn giáo chỉ các đạo sư Ấn Độ giáo và Kỳ Na giáo. Họ cũng theo lối tu hành khổ hạnh, nhưng còn kết hợp với khất thực và yoga.

 

Với các fakir và sadhu, sự khổ hạnh phải trên cả thể xác lẫn tinh thần. Ngoài ăn uống kham khổ, họ còn rèn luyện khắc nghiệt bằng các thử thách mà người thường không dám, ví dụ như đi chân không trên than hồng, ngồi thiền dưới thác nước đổ dữ dội, điều khiển rắn…

Nuốt kiếm là một trong các “bài tập” mà fakir và sadhu sáng tạo ra và dần hoàn thiện. Về hình thức, nó giống hệt như tạp kỹ nuốt kiếm được một số nghệ nhân xiếc ngày nay (thường là những người biểu diễn võ thuật) thể hiện.

Tạp kỹ nguy hiểm

Nuốt kiếm: Tạp kỹ nguy hiểm hút hồn ảnh 1
Nuốt kiếm là bài khổ luyện quen thuộc của các đạo sư tu khổ hạnh Ấn Độ.

Nếu trình diễn đâm kiếm vào hộp có người bên trong là trò ảo thuật, thì nuốt kiếm thật 100%. Người thực hành thực sự đưa thanh kiếm dài vào miệng, nuốt dần qua cổ họng, xuống dạ dày trước khi kéo ra ngoài.

Kiếm là vũ khí được đúc và rèn bằng kim loại, có khả năng sát thương. Trong khi đó, cổ họng con người là bộ phận dễ bị tổn thương. Thành thực quản rất mỏng, mềm, nhiều mạch máu. Chỉ cần một vết xướt xát nhỏ cũng đủ gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí để lại di chứng trọn đời.

 

Người trình diễn nuốt kiếm bắt đầu màn biểu diễn bằng cách ngửa cổ và há miệng, khiến ống thực quản mở rộng hết cỡ. Lưỡi kiếm được đưa vào nương theo ống này và độ nhầy nhớt, trượt xuống dạ dày.

Trên đường đi, đầu mũi kiếm khẽ lướt qua cuống phổi và thúc nhẹ vào quả tim. Người nuốt kiếm bắt buộc phải rèn luyện cho mình một tinh thần thép, thì mới có thể tập luyện và thành công thực hiện tạp kỹ này.

Mặc dù các nghệ nhân nuốt kiếm luôn tỏ vẻ “chuyện nhỏ thôi” sau màn trình diễn, nhưng không có lần nuốt kiếm nào tuyệt đối an toàn. Điều mà một người nuốt kiếm có thể làm chỉ là giảm độ sát thương xuống mức tối thiểu nhất.

Ở mức độ sát thương tốt thiểu nhất, lưỡi kiếm không cứa đứt mô và gây chảy máu. Tuy nhiên, nó vẫn chạm vào thành cổ họng, ép lên dây thanh quản… gây đau đớn, khó chịu lâu ngày. Vì thế, sau mỗi lần trình diễn, người nuốt kiếm lại phải nghỉ nhiều tuần, chờ cổ họng hồi phục.

Mê hoặc khó cưỡng

 

Nuốt kiếm: Tạp kỹ nguy hiểm hút hồn ảnh 2
Sang Trung Quốc, nuốt kiếm trở thành tiết mục diễn xiếc mua vui.

Thuở sơ khai, nuốt kiếm là “bộ môn” không thầy nào dạy. Người nuốt kiếm phải tự mày mò, thử nghiệm và tập luyện đến khi thành thạo.

Dù đã thành thạo, nuốt kiếm vẫn đầy rẫy rủi ro. Chỉ cần một sai sót cực nhỏ, người thực hiện cũng phải trả giá đắt, đôi khi còn bằng chính mạng sống.

Đối với các fakir và sadhu Ấn Độ, nuốt kiếm là thử thách thể xác và tinh thần cao độ nhất. Họ nỗ lực chinh phục, đem ra biểu diễn trước đám đông nhằm khẳng định năng lực phi phàm. Càng nuốt kiếm dễ dàng, họ càng được công nhận “có thần lực”. Người dân Ấn Độ cổ đại xem họ như những hóa thân của thần thánh, bày tỏ thái độ kính ngưỡng.

Từ Ấn Độ, nuốt kiếm theo các con đường thương mại lan tới Trung Quốc và Nhật Bản. Tại đó, nó lệch khỏi “đường tu hành khổ hạnh”, trở thành tạp kỹ, được biểu diễn với mục đích mua vui.

Từ Đông Á, nuốt kiếm vượt biển sang châu Âu, cập bến Hy Lạp và La Mã. Thú vị là ở Bắc Mỹ, nơi phải đến cuối thế kỷ XV mới được thế giới phát hiện, các bộ lạc bản địa phát triển một tục nuốt kiếm độc lập. Nó chỉ khác ở chỗ, vũ khí được sử dụng là mũi tên hoặc gậy gỗ.

 

Người thực hiện nuốt mũi tên hoặc gậy gỗ là pháp sư, chiến binh bộ lạc. Bằng hành động này, họ thể hiện khả năng thể chất và tinh thần vượt trội, thu phục các thành viên cùng tộc cũng như dọa dẫm kẻ thù.

Trái với tín ngưỡng Trung Đông và châu Á tôn kính người nuốt kiếm, Giáo hội Công giáo châu Âu bày tỏ sự khinh ghét. Thời trung cổ, họ trục xuất tất cả những ai tập tành, biểu diễn nuốt kiếm.

Bất chấp sự kỳ thị và cấm đoán của Giáo hội, nuốt kiếm không chết. Vào thế kỷ XIX, nó còn “làm” một cú lội ngược dòng ngoạn mục, trở thành trò giải trí phổ biến khắp Âu – Mỹ, được biểu diễn trong Hội chợ Thế giới Chicago. Bước sang thế kỷ XX, nuốt kiếm mở rộng toàn cầu.

Ngày nay, nuốt kiếm là bộ môn xiếc chính thức, có người biểu diễn và huấn luyện viên đào tạo chuyên nghiệp. Thanh kiếm biểu diễn cũng được thiết kế lại, giảm thiểu tối đa nguy cơ gây thương tích. Dù vậy, nuốt kiếm vẫn là tạp kỹ nguy hiểm, đòi hỏi “thần kinh thép” với cả người biểu diễn lẫn người xem.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm