Ở Việt Nam, có một ngôi chùa độc đáo nằm trong hang được mệnh danh là 'Đệ nhất bát cảnh'
Ngôi chùa nguy hiểm nhất, tọa lạc trên đỉnh núi cao 2500 mét nhưng lại thu hút rất nhiều du khách tới tham quan / Ngôi chùa độc nhất vô nhị ở nước ngoài này nằm giữa biển, thủy triều lên cao biến thành đảo và thủy triều thấp lại quay vào đất liền
Ngôi chùa Tam Thanh là một địa điểm du lịch ở Lạng Sơn. Ngôi chùa này sở hữu vị trí độc đáo khi nằm trong động Tam Thanh có không gian vô cùng mát mẻ. Nơi đây núi non trùng điệp tạo nên vị thế hiểm trở, ngôi chùa trở nên uy nghiêm và nhuốm màu tâm linh đặc sắc hơn. Đến với Chùa Tam Thanh du khách sẽ như vượt thời gian trở về quá khứ, khám phá nét đẹp và dấu ấn văn hoá - lịch sử được lưu giữ nơi đây.
>> Xem thêm: Vì sao trên nóc Tử Cấm Thành không có phân chim? Có điều gì mờ ám đằng sau?
Chùa Tam Thanh là nơi mà bạn nên lưu lại để khám phá vẻ đẹp nơi xứ Lạng.Động Tam Thanh có diện tích trên 52 ha, nơi đây có những hang động tự nhiên kỳ thú. Các hang động này được tạo nên từ lâu đời, cách ngày nay khoảng 300 triệu năm.
Tam Thanh là quần thể 3 động Nhất Thanh, Nhị Thanh, Tam Thanh nằm trong chùa Tam Thanh. Trong đó, động Tam Thanh nằm trên một dãy núi có hình đàn voi phủ phục trên mặt cỏ xanh. Hang động Tam Thanh ở lưng chừng núi, cửa hang nhìn về hướng đông cao chừng 8m, lối lên có 30 bậc đá đục vào sườn núi với nhiều cây cối um tùm, che khuất ánh nắng. Vách đá hai bên đường dựng đứng, cheo leo như thách thức du khách.
>> Xem thêm: Tại sao phụ nữ cổ đại lại thích tìm vú nuôi thay vì tự mình cho con bú? Lý do thật khó giải thích
Động Tam Thanh là một hang động lớn, tương đối sâu và có hệ thống nhũ đá phong phú. Động có một lối đi vào chính sau cổng chùa Tam Thanh. Qua cửa động, du khách sẽ thấy ngay các ban thờ Phật cũng như một số văn bia cổ.
>> Xem thêm: Bà vú của Phổ Nghi cả đời oán hận vì 'cái nghề chua chát', chịu đựng nỗi khổ trăm bề
Đi sâu vào động có một hồ nước được người dân địa phương gọi là hồ Âm Ty, đặc biệt nước hồ không bao giờ cạn, chảy suốt ngày đêm và nước mát lạnh. Trên các trần hang, nhũ đá chảy xuống với những hình thù sinh động và được nhân hóa bằng các cái tên như: Tiên Ông, Sư Tử, cây Ngô đồng, Voi, đường lên Trời...
Qua hồ Âm Ty sẽ đến một sân khấu nhỏ khá bằng phẳng và có 2 cửa thông thiên, hay còn gọi là giếng trời rọi ánh sáng tự nhiên vào động tạo nên bức tranh ánh sáng sống động. Từ giữa sân khấu có đường dẫn lên lầu Vọng Thị để du khách có thể ngắm nhìn tượng đá nàng Tô Thị bồng con chờ chồng trở về.
Đặc biệt, ngay tại vách đá cửa động còn lưu giữ bài thơ nổi tiếng của danh nhân Ngô Thì Sĩ về Lạng Sơn, đó là bài Vịnh Tiên Sơn có nội dung ca ngợi vẻ đẹp của đất trời, thiên nhiên xứ Lạng.
Những lối đi trong động nhỏ hẹp, quanh co, có những đoạn khá tối. Tuy nhiên, hiện nay, Ban quản lý đã cho lắp hệ thống đèn màu không chỉ giúp chiếu sáng mà còn giúp các nhũ đá hiện lên với màu sắc sặc sỡ, huyền ảo hơn. Trần động chỗ cao nhất khoảng 20m và có một số hang động nhỏ như hang Dơi, hang Tối...
Chùa Tam Thanh nằm trong hang động cùng tên, được mệnh danh là “Đệ nhất bát cảnh xứ Lạng”. Di tích thuộc quần thể danh thắng Nhị - Tam Thanh - núi Tô Thị - thành nhà Mạc nổi tiếng của tỉnh Lạng Sơn. Động Tam Thanh và chùa Tam Thanh đã đi vào ca dao về sự nổi tiếng qua 4 câu ca:
"Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh
Ai lên xứ Lạng cùng anh
Bõ công bác mẹ sinh thành ra em".
Chùa Tam Thanh xa xưa vốn thờ Đạo Giáo gồm 3 vị thánh Ngọc Thanh, Thượng Thanh và Thái Thanh nên được gọi là Tam Thanh. Sau này, vào thời nhà Lê, do Đạo Giáo suy yếu và dần mờ nhạt trong tâm thức dân chúng nên chuyển dần sang thờ Phật nhưng vẫn giữ tên gọi Tam Thanh hoặc có tên gọi khác là chùa Thanh Thiền.
Tam Thanh là một ngôi chùa đặc biệt, được bố trí trong hang đá, không giống như những ngôi chùa khác. Qua cách sắp xếp, bài trí tượng có thể thấy hệ thống thờ tự được sắp xếp theo kiểu "tiền Phật hậu Thánh" hiếm có.
Về mặt mỹ thuật, chùa Tam Thanh còn lưu giữ được bức phù điêu Phật A Di Đà cao 202cm, rộng 65cm, mặc áo cà sa buông rủ đến gót, hai tay chỉ xuống đất trong thế ấn cam lộ được tạc nổi trên vách động theo thế đứng trong hình lá đề và có phong cách nghệ thuật thời Lê-Mạc vào thế kỷ XVI, XVII.
Lễ hội chùa Tam Thanh (15 tháng Giêng) là một lễ hội truyền thống nổi tiếng và có quy mô lớn của tỉnh Lạng Sơn, thu hút hàng ngàn khách du lịch và Phật tử mỗi năm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Cả gan trộm đồ ăn của sư tử, linh cẩu nhận cái kết thê thảm
Đi câu cá, người đàn ông ‘sốc’ khi thấy ‘thủy quái’ hình thù kì dị, người dân địa phương cũng không hề biết
CLIP: Vừa thoát khỏi hàm răng sắc nhọn của cá sấu, ngựa vằn lại gặp phải bầy sư tử vài cái kết
CLIP: Thấy con nhỏ bị đàn xư tử tấn công, trâu rừng mẹ dũng cảm lao vào truy sát kẻ đi săn và cái kết mỹ mãn
Loại gỗ quý hiếm hơn cả gỗ sưa, 96% nguồn cung từ Brazil, nguy cơ tận diệt vì bị 'mafia' truy lùng ráo riết
‘Choáng’ với những chiếc bút làm từ ‘sắt của trời’ hơn 4 tỷ năm tuổi, có giá cao ngất ngưởng