Ông lão người Tứ Xuyên đào trộm được con dấu ở sông Mân Giang và bán với giá 8 triệu NDT: 3 năm sau, “quả báo” ập đến
Vụ buôn lậu cổ vật lớn nhất trong lịch sử / Những cổ vật "lạc loài" trong viện bảo tàng khiến bạn không thể nhịn cười
Tứ Xuyên là một thành phố lịch sử của Trung Quốc. Trong các ghi chép về thời nhà Thanh nơi đây, thủ lĩnh Đại Tây quân cuối thời nhà Minh - Trương Hiến Trung đã chôn một lượng lớn đồ trang sức, báu vật bằng vàng và bạc dưới dòng sông Mân Giang khi ông đã bị đánh bại.

Sự việc vẫn chỉ là lời đồn đoán cho đến khi những công nhân thủy điện tìm thấy một số thỏi bạc trong quá trình xây dựng nơi đây. Tin tức về các di vật văn hóa sông Mân Giang nhanh chóng được lan truyền và trở thành điểm đến của nhiều người tham lam săn đón.

Năm Đại Thuận thứ 3 (1646), Dương Triển và Trương Hiến Trung đã chiến đấu trên chiến trường Giang Khẩu và để lại nơi đây rất nhiều di tích văn hóa có giá trị, tồn tại đến ngày nay.
Vào một buổi tối năm 2013, ông lão ở thị trấn Giang Khẩu đã lén sử dụng thiết bị thăm dò chuyên nghiệp trong khu di tích được khoanh vùng ở sông Mân Giang với mục đích đánh cắp các di tích văn hóa. Sau nhiều lần tưởng chừng sẽ quay về tay trắng, cuối cùng ông cũng tìm thấy một con dấu có dòng chữ "Đại nguyên soái Vĩnh Xương" được làm bằng vàng.

Con dấu vàng "Đại nguyên soái Vĩnh Xương" này do Lý Tự Thành làm và ban tặng cho Trương Hiến Trung.

Tháng 12 năm Trùng Trân thứ 16 (1643) Trương Hiến Trung tiến vào Kinh Châu, tự xưng Tây Vương, không chấp nhận chức vụ "Đại nguyên soái Vĩnh Xương" do Lý Tự Thành trao cho. Chính vì lý do này, các nhà nghiên cứu đã khẳng định con dấu vàng "Đại nguyên soái Vĩnh Xương" không được Trương Hiến Trung sử dụng.
Vì lợi nhuận, ông lão đã bán con dấu hổ cho người khác với giá 8 triệu NDT, số tiền đủ để ông sống sung sướng cả đời.
Tuy nhiên, chỉ sau 3 năm sau ông lão đã phải nhận quả báo. Công an Tứ Xuyên phá thành công vụ án buôn lậu di vật văn hóa quan trọng quốc gia, trong đó có con dấu hổ vàng này.
Các phạm nhân liên quan đến đều bị kết án "cướp, buôn bán di vật văn hóa quốc gia". Ông lão bị bắt, di vật văn hóa bị thu hồi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Nhà thơ duy nhất Việt Nam từng làm Phó Thủ tướng, 24 tuổi đã làm Bí thư tỉnh ủy, ai cũng từng nghe tên
Đường hầm nguyên thủy cách đây 13.000 năm ở Brazil, nghi không phải con người xây dựng
Tại sao con người chỉ ăn vây cá mập mà hiếm khi nghe nói đến việc ăn thịt cá mập? Thịt cá mập có thực sự không ngon?
CLIP: ‘Vua lì đòn’ linh cẩu đòi cướp mồi của sư tử và cái kết đắng chát
CLIP: Bị đàn sư tử tấn công, trâu rừng liều chết phản kháng đầy kịch tính
Không phải Bát Giới hay Sa Tăng, đây mới là 3 người bạn thân nhất của Tôn Ngộ Không