Phải ứng xử thế nào nếu chúng ta bắt được quái vật hồ Loch Ness?
Google phát hiện dấu tích quái vật hồ Loch Ness? / Xác động vật dạt vào bờ Loch Ness, nghi là quái vật huyền thoại
Tổ chức Di sản thiên nhiên Scotland (SNH) cho biết sẽ cập nhật và đưa bộ quy tắc này vào áp dụng nếu Nessie được phát hiện. Bộ quy tắc trên đã được đưa ra để bảo vệ các loài mới được phát hiện trong hồ, kể cả quái vật Nessie. Nó quy định rằng sinh vật mới được phát hiện phải được thả về hồ sau khi lấy mẫu ADN.
Câu chuyện về con quái vật bắt nguồn từ 1.500 năm trước, khi nhà truyền giáo Ailen St Columba gặp phải một con thú ở sông Ness vào năm 565. Sau đó, tổ chức Inverness Courier ghi lại lần đầu tiên có người nhìn thấy Nessie ở thời hiện đại vào thập niên 1930.
Nick Halfhide là một nhân viên thuộc tổ chức Di sản thiên nhiên Scotland, một tổ chức bảo tồn động vật hoang dã và môi trường sống tự nhiên của Scotland. Ông cho biết bộ quy tắc ứng xử có từ 17 năm trước vẫn còn hợp thời.
Ông nói: "Lúc đó có rất nhiều hoạt động liên quan đến Nessie. Vì vậy, nửa đùa nửa thật, chúng tôi đã lên một kế hoạch để giúp đỡ Nessie nếu chúng tôi tìm được nó."
Bộ quy tắc này nhấn mạnh rằng Nessie cũng như bất kỳ loài động vật mới được phát hiện nào cũng cần được bảo vệ. Ông Halfhide cho biết: "Chúng tôi đã học được khá nhiều khi thả các loài như đại bàng biển về môi trường tự nhiên và áp dụng chúng một vài năm trước, khi bốn loài mới được tìm thấy ở biển ngoài khơi bờ biển phía tây."
Tháng trước, một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã thu thập các mẫu DNA từ hồ Loch Ness để phân tích. Nghiên cứu này hy vọng sẽ xác nhận những loài sống trong hồ nhưng cũng có khả năng họ sẽ phát hiện các loài động vật trước đây không được ghi nhận và thậm chí là tìm ra lời giải đáp cho câu truyện về quái vật Nessie.
Cũng trong tháng trước, Thủ tướng Nicola Sturgeon tươi cười nói rằng cô tin vào Quái vật hồ Loch Ness trong một cuộc phỏng vấn với Good Morning Britain của ITV.
Trong những năm qua rất nhiều nỗ lực tìm kiếm quái vật Loch Ness đã được tổ chức và tất cả đều không thành công. Nổi bật là chiến dịch Deepscan trị giá 1 triệu bảng Anh năm 1987. Trong suốt một tuần, 24 chiếc thuyền được trang bị máy dò sóng siêu âm đã rà soát toàn bộ 37km chiều dài của hồ Loch Ness mà không tìm thấy gì.
Nick Halfhide cho biết bộ quy tắc ứng xử của Tổ chức SNH đã được soạn thảo để giúp bảo vệ bất kỳ loài mới nào được tìm thấy trong hồ. Gary Campbell, một người chuyên ghi chép lại những lần nhìn thấy Nessie , nói rằng mỗi năm người ta quan sát được khoảng 10 sự kiện không giải thích được ở hồ. Xét đến việc có hơn 400.000 người ghé thăm Loch Ness mỗi năm, ông Campbell cho biết những vụ việc này là "khá hiếm". Nhưng ông cho rằng cuối cùng khoa học cũng sẽ đưa ra đáp án cho bí ẩn Loch Ness. Ông cũng nói thêm: " Những điều kỳ lạ đã xảy ra ở cái hồ này cả 1.500 năm nay rồi."
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ai được xem là ‘nhà thơ của làng cảnh Việt Nam’ ? Có bài thơ người Việt nào cũng thuộc
Nhà thơ 'lười' nhất lịch sử: Cả đời chỉ sáng tác một bài hai câu thơ, được truyền muôn đời
Bài toán hóc búa của thầy giáo Việt Nam trong đề thi Olympic: Độ khó khiến nhiều nước muốn loại bỏ
Thầy giáo đầu tiên ở Việt Nam mở trường phổ thông dân lập: Từng ra đề cho Olympic toán học quốc tế
Thần đồng toán học Việt Nam trở thành GS Vật Lý nổi tiếng thế giới: Từng được kỳ vọng đạt giải Nobel
'Thần đồng' Việt Nam nhỏ tuổi nhất đạt HCV Olympic Toán: Được Pháp phong hàm Giáo sư hạng đặc biệt