Phận đời bi thảm của những “người sói”
Cung An Định hơn 100 năm tuổi và vẻ đẹp cổ kính Á - Âu đậm nét / Tản mạn từ huyền tích Ðá Bia
Bé gái Bithi Akhtar 12 tuổi ở Bangladesh đã mắc bệnh hiếm, khiến từ đầu tới chân cô bé phủ một lớp lông đen.
Những "người sói" sinh vào thời hiện đại có thể chỉ bị trêu chọc, còn những trường hợp mắc căn bệnh hiếm này sinh ra vào các thế kỷ trước có thể bị coi là "vượn người", bị đưa đi triển lãm khắp nơi, như trường hợp cô Julia Pastrana, người Mexico.
Pastrana sau đó đã cưới người quản lý. Nhưng số phận bi thảm tiếp tục đeo bám cô. Năm 1860, cô qua đời trong lúc sinh nở. Con trai cô cũng chỉ sống được vài ngày. Người chồng đã ướp thi thể hai mẹ con Pastrana, đem đi triển lãm kiếm tiền…
"Người sói" Bithi Akhtar. |
Mọi người xa lánh, gia đình kiệt quệ
Nguồn tin báo chí cho biết, bé gái Bithi Akhtar bị mắc phải "hội chứng người sói" ngay từ lúc sinh ra. Đáng chú ý, khi Akhtar bắt đầu bước vào tuổi dậy thì, ngực em phát triển rất nhanh, chèn xuống bụng khiến cô bé vô cùng đau đớn.
Chị Beauty Akhtar, mẹ cô bé, cho biết Bithi đã phải nghỉ học dù học rất khá. Theo lời chị, Bithi đã được đưa tới nhiều bác sỹ nhưng không ai có thể chữa trị dứt điểm căn bệnh này, trong khi đó tiền thuốc men đã khiến gia đình chị rơi vào cảnh khó khăn.
Trên thực tế, Bithi không phải là người duy nhất mắc "hội chứng người sói". Thế giới từng chứng kiến nhiều trường hợp tương tự. Số phận của những "người sói" thường khá bi thảm, do căn bệnh oái oăm khiến họ rất khó có được cuộc sống bình thường.
Khi còn nhỏ, "người sói" thường trở thành đối tượng trêu chọc của bạn bè, hoặc bị người xung quanh xa lánh. Khi trưởng thành, họ rất khó tìm được một công việc ổn định. Đôi khi họ phải chấp nhận làm việc trong những gánh xiếc để thu hút khán giả.
Chuyện hôn sự của những người mắc chứng "người sói" là vấn đề lớn hơn. Vẻ ngoài kỳ lạ khiến họ rất khó tìm được đối tượng phù hợp để kết hôn. Nam giới mắc bệnh này có thể đỡ hơn, nhưng những người phụ nữ thì phải gặp khó khăn gấp bội.
Nỗi đau
Tại Trung Quốc từng ghi nhận một số ca mắc bệnh "người sói" như cô bé Xiao Ling ở Quế Lâm. Ngay từ lúc sinh ra, cơ thể cô bé mọc đầy lông. Trước đó, cô bé Liu Jiangli ở Quý Dương cũng chào đời với lớp lông màu đen trên mặt và 60% cơ thể.
Trường hợp của Liu Jiangli, mẹ cô bé đã bỏ đi khi em mới 2 tuổi. Ít lâu sau, bố Liu đưa em tới một nhà trẻ và bỏ lại đấy. Nhà trẻ đã phải đăng tin trên báo tìm người thân của bé. 6 tháng sau, ông nội của Liu mới tìm được tới nơi và đón cô bé về chăm sóc.
Ngoại hình của Liu khiến những đứa trẻ khác sợ hãi, xa lánh. Liu thường lủi thủi một mình. Ông nội cô bé càng lo lắng hơn khi cháu gái tới tuổi đi học. Ông từng chia sẻ nỗi lo cháu gái mình sẽ bị bạn bè ở trường trêu chọc vì ngoại hình kỳ lạ.
"Người sói" Xiao Ling ở Quế Lâm, Trung Quốc. |
Báo chí quốc tế từng nhắc tới trường hợp một gia đình hơn 30 người, gồm cả nam lẫn nữ, ở Mexico mắc phải chứng bệnh "người sói" bẩm sinh này. Gia đình trên được ghi nhận là một "cộng đồng" người sói đông đúc nhất từ trước tới nay. Jesus Aceves, một thành viên của gia đình, ngay từ nhỏ đã có khuôn mặt phủ kín lông đen. Khi còn đi học, Aceves luôn bị bạn bè bắt nạt. Năm 12 tuổi, anh đã phải bỏ học và đi tìm việc khắp những hội chợ địa phương để kiếm sống.
Một ông chủ rạp xiếc đã nhận Aceves cùng hai người anh em họ của anh. Cả ba đều mắc bệnh “người sói”. Do luôn bị nhốt kín trong rạp xiếc, nên Aceves cảm thấy không thoải mái. Tình trạng ngày càng tệ hơn, Aceves chìm đắm trong rượu chè.
Tuy nhiên, nhờ tình yêu đối với công việc và do tuổi tác lớn dần, anh đã tự mình thoát ra khỏi tình trạng trầm cảm, vực dậy bản thân. Sau đó, anh lập được một doanh nghiệp nhỏ ở Mexico, cưới vợ và có được một cô con gái nhỏ. Cuộc hôn nhân của Aceves và vợ anh chỉ kéo dài được 10 năm. Sau khi hôn nhân đổ vỡ, anh trở về sống cùng gia đình và kiếm sống bằng nghề nông. Nhiều người khác trong gia đình anh vẫn kiếm sống trong rạp xiếc, thu hút sự chú ý của công chúng.
Bé gái Supatra Sasuphan người Thái Lan là một trường hợp khác mắc chứng “người sói” ngay sau khi chào đời. Các bác sỹ đã dùng tia laze để tẩy lông khi cô bé được 2 tuổi. Tuy nhiên, sau đó các sợi lông mọc trở lại nhanh hơn và ngày một dày hơn.
Cũng như những trường hợp khác, Supatra trở thành tâm điểm bị trêu chọc ở trường học và bị gọi với biệt danh "người sói" hay "mặt khỉ". Trong cuộc sống em cũng gặp không ít khó khăn do lông mọc quá dài, che khuất hết tầm nhìn. Gia đình chị Devi Budhathoki ở vùng núi Dolkha, phía bắc Nepal, có tới 4 người mắc chứng "người sói". Tóc của họ rất dày, che cả trán, lông mọc nhiều trên khắp cơ thể. Họ từng phải vượt đường sá xa xôi để tới bệnh viện gần thủ đô, với hy vọng bác sỹ giúp họ loại bỏ phần nào lớp lông tóc bằng tia laze.
Chị Budhathoki cho biết: “Tôi thì không quan trọng, chỉ lo cho các con bởi chúng bị các bạn cùng lớp chế giễu quá nhiều tới mức không muốn đi học. Các con tôi luôn nói về cuộc sống mới khi chúng tôi từ bệnh viện trở về. Con trai tôi tin là khi trở lại với khuôn mặt mới thì bạn bè không còn trêu chọc chúng nữa".
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách
CLIP: Sóc nhỏ "chơi khăm" linh miêu và cái kết đầy bi thảm
Bộ tộc người bí ẩn nằm sâu trong rừng, không mặc quần áo, biệt lập hoàn toàn với văn minh loài người
Người ngoài hành tinh đang cố gắng liên lạc với Trái Đất? Tín hiệu đã truyền đi 8 tỷ năm qua không gian là gì?