Phát hiện bể chứa nước ngọt khổng lồ nằm sâu dưới đáy biển: Rất hiếm trên Trái Đất
Bàng hoàng dấu vết sót lại của người ngoài hành tinh dưới đáy biển? / Tranh cãi việc trục vớt kho báu của tàu Titanic dưới đáy biển
Mạch nước ngầm ngoài khơi này được khám phá nhờ kết hợp phân tích địa chấn học và công nghệ quét sóng điện từ. Các kỹ thuật này được sử dụng để xây dựng một bản đồ 3D của tầng ngầm nước ngọt dưới đáy biển.
Hiện tại, các nhà nghiên cứu vẫn chưa tính toán được thể tích chính xác của bể nước ngầm này nhưng họ ước tính nó có thể chứa khoảng 2.000 km3 nước ngọt – tức lớn hơn gấp 800 triệu lần thể tích của hồ bơi Olympic hay hồ Ontario.
Những tầng nước ngầm ngoài khơi thường bị khóa bởi các lớp đá, có thể tồn tại ở nhiều nơi trên thế giới, tuy nhiên chúng không mấy phổ biến. Bể nước vừa được tìm thấy nói trên có khả năng được hình thành cách đây ít nhất ba kỷ băng hà, các nhà khoa học cho biết.
Quá trình hình thành nước ngầm. Ảnh: Marcan.
"Một trong những khía cạnh quan trọng nhất của nghiên cứu này là nó cải thiện hiểu biết của con người về quản lý nguồn nước", nhà địa chất học hải dương Joshu Mountjoy của Viện Nghiên cứu Nước và Khí quyển Quốc gia New Zealand cho biết.
Ông nói thêm: "Hiện tại chúng tôi đã sử dụng các kỹ thuật từ xa, mô hình hóa và địa vật lý. Chúng tôi thực sự cần đi thực địa và chứng thực phát hiện của mình; chúng tôi vẫn đang nghiên cứu các phương án để làm được điều đó".
Về quá trình phát hiện ra bể nước ngầm khổng lồ, manh mối đầu tiên là vào năm 2012, một dự án khoan khoa học đã được tiến hành tại thành phố cảng Timaru, South Canterbury, đảo Nam New Zealand. Tuy nhiên, thứ các nhà khoa học lại là nước lợ. Chính điều này đã khiến bể nước ngọt khổng lồ kia trở nên khó tìm kiếm.
Tuy nhiên, đến năm 2017, một cuộc điều tra sâu hơn bằng tàu nghiên cứu bắt đầu được thực hiện và hiện đã thu được kết quả. Tầng ngậm nước nông bất thường, chỉ cách đáy biển chưa tới 20m. Nó được cho là trải rộng khoảng 60km tính từ đường bờ biển.
Thành phố cảng Timaru, South Canterbury, đảo Nam, New Zealand. Ảnh: Dave James.
Vị trí của nó thực sự là một lợi thế khi khu vực Canterbury đang phải đối mặt với áp lực dân số ngày càng tăng và thời kỳ khô hạn kéo dài. Bể chứa nước ngọt khổng lồ kia có thể chiếm đến 50% lượng nước ngọt ở toàn vùng Canterbury, các nhà nghiên cứu cho biết.
Dù rất nhiều bản đồ chi tiết về độ mặn của nước hay hình dạng của tầng chứa nước đã được phỏng dựng, nhiều số liệu khác về bể nước ngọt khổng lồ này vẫn là ẩn số. Bước tiếp theo, các nhà khoa học mong muốn tìm cách lấy được mẫu nước tại bể chứa này để tiến hành các bước so sánh với các mẫu hiện có.
Theo nhóm nghiên cứu, các công nghệ và kỹ thuật tương tự áp dụng trong nghiên cứu này có thể sử dụng để đánh giá lại các tầng ngậm nước tự nhiên trên toàn cầu.
Chính quyền địa phương hiện đang nỗ lực tìm cách biến bể nước ngầm tại Timaru thành nguồn cung cấp nước ngọt cho người dân mà không gây ra thiệt hại nào đến môi trường xung quanh hay các hệ sinh thái phụ thuộc vào nó.
"Tính đến khả năng phục hồi lâu dài cho cả cộng đồng và nền kinh tế, quận Timaru hiện đang tìm giải pháp cho an ninh dài hạn của nguồn nước", thị trưởng Timaru, ông Nigel Bowen phát biểu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hủ tục lạnh người, 'chôn sống' cha mẹ già khi ngoài 60 tuổi: Con cái xây mộ sẵn, mỗi ngày đi đưa cơm mang một viên gạch để lấp
Bạn có biết loại cây duy nhất này chỉ Việt Nam mới có, chưa từng xuất hiện trên thế giới
Lăng mộ thờ tổ đồ sộ bậc nhất Việt Nam ở làng tỷ phú: Cao 41m, mất tới 9 năm xây dựng
CLIP: Người đàn ông dùng võ thuật đối đầu với chó Ngao Tây Tạng và cái kết bất ngờ
Việt Nam có một loài cá 'quý như vàng', xếp vào hàng những loại cá đắt đỏ nhất thế giới, có bộ phận bán giá gần 2 tỷ
Tre không phải loài cây, gọi là gì?