Phát hiện bệnh u xương ác tính ở khủng long
Theo "chẩn đoán" của nhóm bác sĩ và nhà nghiên cứu khủng long từ Nhật Bản và Canada, ngay cả ở thời tiền sử, khủng long cũng có thể đã mắc bệnh ung thư.
Điều ít biết về dấu chân khủng long hóa thạch lớn / Tìm thấy hóa thạch động vật có họ với khủng long
Phát hiện này hé lộ "ung thư là chứng rối loạn có nguồn gốc sâu xa trong lịch sử tiến hóa sinh học", một thành viên trong nhóm nghiên cứu cho biết.
Các nhà khoa học từ Đại học Khoa học Okayama (Nhật Bản), Bảo tàng Hoàng gia Ontario và Đại học McMaster (Canada) đã tiến hành kiểm tra chi tiết hóa thạch xương khủng long và kết luận loài này có thể mắc bệnh u xương, hoặc ung thư xương.
Kentaro Chiba, phó giáo sư cổ sinh vật có xương sống tại Đại học Khoa học Okayama, cho biết: "Trước đây chưa từng có nghiên cứu nào như thế này. Các chuyên gia, bao gồm cả bác sĩ lâm sàng, đã xem xét kỹ lưỡng các hóa thạch của khủng long và chẩn đoán căn bệnh này theo tiêu chuẩn giống như chẩn đoán con người".
Nghiên cứu này của nhóm chuyên gia đã được công bố trên ấn bản trực tuyến của tạp chí khoa học Lancet Oncology vào ngày 4/8.
Nhóm nghiên cứu đã phân tích hóa thạch xương chân của loài khủng long có tên là Centrosaurus apertus, được cho đã sinh sống trên Trái Đất từ 77 triệu năm đến 75,5 triệu năm trước vào cuối kỷ Phấn Trắng.
Xương chân được khai quật vào năm 1989 tại Canada và kể từ đó được lưu giữ tại Bảo tàng Cổ sinh vật học Hoàng gia Tyrrell ở tỉnh Alberta của nước này, theo Asahi Shimbun.
Sau khi phát hiện phần cuối của xương bị biến dạng, nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân tích y tế để xác định nguyên nhân.
Đầu tiên, các nhà nghiên cứu sử dụng phương pháp chụp CT độ phân giải cao để kiểm tra cấu trúc bên trong của phần xương bị phình to bất thường. Kết quả cho thấy phần đáng lẽ phải chứa đầy mô xương dày đặc lại xốp như một miếng bọt biển.
Sau đó, nhóm nghiên cứu cắt hóa thạch xương thành những lát mỏng ở hơn 10 điểm để kiểm tra chi tiết hơn, bao gồm so sánh mô của khủng long với mô của bệnh nhân u xương ở người.
Dựa trên kết quả nghiên cứu nói trên, nhóm bác sĩ và chuyên gia đã xem xét tất cả nguyên nhân có thể gây ra hiện tượng này, chẳng hạn như gãy xương và viêm tủy xương. Cuối cùng, họ xác định con khủng long mắc bệnh u xương ác tính. Phần xốp của xương chân là do dấu vết của ung thư biểu mô phát triển xâm lấn mô xương.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Giải mã về sinh vật bí ẩn cao 8m xuất hiện tại rừng rậm Nam Mỹ, từng bị nghi là người ngoài hành tinh
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Loài thằn lằn giống rắn hồi sinh kì diệu sau 40 năm bị tuyệt chủng khiến các nhà khoa học kinh ngạc
Cột tin quảng cáo
Mô hình bộ xương của khủng long bạo chúa được trưng bày tại Bảo tàng Tự nhiên và Khoa học Quốc gia ở Tokyo vào tháng 7/2019. Ảnh: Asahi Shimbun.