Khủng long tuyệt chủng là do một hành tinh chết
Tản mạn từ huyền tích Ðá Bia / Thầy thuốc cổ truyền Madagascar được "ma" truyền nghề?
Một kết luận nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ
(NASA), cách đây 65 triệu năm, một hành tinh nhỏ va chạm với
Trái Đất đã gây ra sự tuyệt chủng của loài khủng long.
Các nhà khoa học cho rằng tiểu hành tinh này chính là một “hành tinh chết” có
tên gọi “Nữ thần phục thù” hoạt động xoay quanh Mặt Trời.
“Nữ thần phục thù” cách Trái Đất một khoảng cách gấp 25.000 lần so với khoảng cách
từ Mặt Trời tới Trái Đất. Thể tích của nó gấp năm lần Sao Mộc.

Các nhà khoa học của NASA đang đi tìm dấu vết của “Nữ thần phục thù.” Thiên thể này không phát sáng, vì vậy rất khó khăn để truy tìm.
Sau khi phân tích, các nhà khoa học cho rằng, “nữ thần phục thù” là một dạng sao lùn nâu. Do kích thước nhỏ và không phát sáng nên “nữ thần phục thù” không thể tích đủ năng lượng để trở thành ngôi sao tương tự như các ngôi sao khác trong hệ Mặt Trời.
Các nhà khoa học cho rằng, “nữ thần phục thù” có thể quan sát được bằng kính viễn vọng không gian WISE.
Sau khi được phóng lên quỹ đạo vào năm ngoái, WISE đã bắt đầu nhiệm vụ tìm kiếm trong không gian. Các nhà khoa học hy vọng, Wise có thể phát hiện ra “nữ thần phục thù” vào trước tháng 10/2010.
Manh mối chủ yếu để chứng minh sự tồn tại của “nữ thần phục thù” chính là dựa vào một chòm sao lùn nâu rất thần bí có tên “Sedna.” Đây là chòm sao hoạt động xoay quanh Mặt Trời, với chu kỳ quỹ đạo 12.000 năm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đại tá Bùi Quang Thận – Người cắm cờ giải phóng trên nóc Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975
CLIP: Mãn nhãn trước màn tử chiến gay cấn của rắn hổ mang chúa và trăn gấm
CLIP: Cho sư tử ăn, người quản thú bất ngờ bị chúa sơn lâm tấn công và cái kết 'thót tim'
CLIP: Bị đàn cá sấu vây hãm, linh dương đầu bò vẫn có màn 'lội ngược dòng' khó tin
CLIP: Đang tắm bùn, lợn bướu bị sư tử truy sát và cái kết
CLIP: Đụng độ 2 con hổ mang chúa, chuột bạch hung hăng cắn rắn độc và cái kết ngược đời