Phát hiện chưa từng có: 'Mưa tuyết' bằng sắt rơi dồn dập bên trong lõi Trái Đất
Khai quật cổ mộ trong kim tự tháp Maya, hé lộ bí mật động trời về 'Vua rắn' / Ngôi nhà xây trong một đêm, vững chãi suốt hơn 300 năm ở Hà Nội
Lõi Trái Đất - nơi sâu thẳm và bí ẩn nhất của hành tinh của chúng ta đang sinh sống, đang diễn một trận mưa tuyết vĩnh viễn và dữ dội. Nhưng tuyết ở đấy không nặng và lạnh như tuyết trên mặt đất mà là 'tuyết sắt'. Đây chính là báo cáo vừa được công bố gần đây trên đăng trên tạp chí JGR Solid Earth.
Theo FoxNews, một nhóm nghiên cứu từ Đại học Texas (Austin, Mỹ) đã phân tích tín hiệu của sóng địa chấn đi qua Trái Đất để tìm ra bằng chứng về một trận 'mưa tuyết' bí ẩn ở khu vực nóng bỏng sâu nhất hành tinh. Sóng địa chấn được tạo bởi các trận động đất, gợn sóng bên trong Trái Đất. Chúng được ghi nhận bởi các trạm quan sát địa chấn trên khắp thế giới.
Chính sự sai lệch khó hiểu giữa dữ liệu sóng địa chấn thực tế và dữ liệu sóng được tính toán từ mô hình trái đất trong phòng thí nghiệm đã hé lộ bên trong Trái Đất.
Lõi ngoài của trái đất đang đổ mưa tuyết bằng sắt xuống lõi trong.
Ông Jung-Fu Lin, giáo sư tại Trường Khoa học Địa chất Jackson tại Đại học Texas, tác giả của nghiên cứu cho rằng, chúng ta nắm được nhiều thông tin về lớp vỏ Trái đất nhưng phần lõi bên trong vẫn là một bí ẩn.
'Đó là một điều đáng để suy nghĩ. Các tinh thể ở phần lõi bên ngoài rơi xuống lõi bên trong ở khoảng cách vài trăm km', ông Nick Dygert, đồng tác giả nghiên cứu nói.
Theo nghiên cứu, lõi Trái Đất được chia làm 2 phần: lõi trong và lõi ngoài. Lõi trong hay nhân trong là phần trong cùng nhất của Trái Đất, là một quả cầu chủ yếu ở dạng rắn có bán kính khoảng 1220 km. Nó chứa các hợp kim sắt, niken và có nhiệt độ tương đương với bề mặt của Mặt Trời.
Trong khi đó, lõi ngoài của Trái Đất là một lớp vật chất ở dạng lỏng, bao gồm sắt và niken cùng một lượng nhỏ lưu huỳnh và ôxy (khoảng 10%) nằm phía trên lõi trong.
Do phần lõi ngoài là lớp vật chất ở dạng lỏng, khi đến một chu kỳ nhiệt độ nhất định, các phân tử sắt, niken trong đó tích tụ thành hạt nặng và rơi xuống bề mặt của lõi trong. Tiến trình này có nét tương tự như quá trình tích nước, đông cứng và rơi xuống mặt đất của các bông tuyết. Đây chính là cách lí giải vì sao trong lòng Trái Đất lại xuất hiện những trận mưa tuyết bằng sắt.
Công bố của nhóm nghiên cứu được công bố, giúp chứng minh tính đúng đắn cho giả thuyết của nhiều học giả trước đó. Bước tiến này sẽ đem tới một góc nhìn mới trong ngành khoa học hành tinh, giúp các nhà nghiên cứu hiểu được thêm nhiều điều về cách thức mà Trái Đất và các hành tinh khác hình thành và phát triển.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: 500 anh em trâu rừng quyết tử chiến với con 11 sư tử cướp lại con non và cái kết đầy bất ngờ
CLIP: Cuộc chiến ngoạn mục, bê con đơn độc lật ngược tình thế trước bầy sói
Tại sao Từ Hi được mệnh danh là 'mỹ nhân đẹp nhất nhà Thanh'? Sau khi xem những bức ảnh năm 18 tuổi của bà thì mới rõ
Một hành tinh rất gần Trái Đất có thể đầy cá đang bơi lội?
Loại gỗ quý nhưng 'vô sinh' từng được đồn đoán chữa khỏi bệnh ung thư, cả Việt Nam chỉ còn 162 cây, đó là gỗ gì?
Cứ sau 150 năm, người chết có thể tái sinh? Các nhà khoa học tiết lộ sự thật