Khám phá

Phát hiện hàng trăm dấu chân hóa thạch cực hiếm của người cổ đại ở châu Phi

Các nhà nghiên cứu cho biết đã tìm thấy một nhóm dấu chân hóa thạch của người cổ đại tại Tanzania, một đất nước ở bờ biển phía đông châu Phi.

Phát hiện đàn trai hóa thạch ngậm ngọc ngoài hành tinh / Phát hiện hóa thạch của loài khủng long mới

Phát hiện hàng trăm dấu chân hóa thạch cực hiếm của người cổ đại ở châu Phi - 1
Khu vực núi lửa Ol Doinyo Lengai có các dấu chân hóa thạch.

Ước tính niên đại của các dấu chân vào khoảng vài nghìn năm trước. Đó là dấu tích của một nhóm 17 người đã đi bộ ở phía đông châu Phi. Ngạc nhiên hơn là những dấu chân đó vẫn còn cho đến tận ngày nay.

Với hơn 400 dấu chân, đây là nơi có nhóm dấu chân hóa thạch lớn nhất của con người từng được phát hiện ở châu Phi. Những phát hiện này sẽ giúp các nhà khoa học có thêm bằng chứng nghiên cứu về về cuộc sống của con người trong thời kỳ cuối kỷ Pleistocene, cho thấy sự phân công lao động trong các cộng đồng người cổ đại.

Phát hiện hàng trăm dấu chân hóa thạch cực hiếm của người cổ đại ở châu Phi - 2
Một trong những dấu chân hóa thạch.

Kevin Hatala, một nhà cổ sinh vật học tại Đại học Chatham ở Pittsburgh, cho biết các dấu chân hóa thạch kiểu như thế này rất hiếm trong hồ sơ hóa thạch của con người và chúng lưu giữ các cửa sổ trực tiếp thú vị để nhìn vào quá khứ.

Các nhà nghiên cứu sau khi thực hiện các phương pháp cần thiết đã xác minh các dấu chân có niên đại khoảng 19.100 đến 5.760 năm trước.

"Dựa trên phân tích về kích thước, khoảng cách và hướng của dấu chân, chúng tôi tin rằng chúng được tạo ra bởi một nhóm hầu hết là phụ nữ trưởng thành đang đi cùng nhau", Kevin Hatala nói.

 

Cụ thể, các nhà khoa học tin rằng nhóm người này có khả năng gồm 14 nữ, 2 nam và 1 đứa trẻ.

Giáo sư Cynthia Liutkus-Pierce từ Đại học Appalachian, đồng tác giả nghiên cứu cho biết dấu chân đã được bảo tồn trong nham thạch đen đặc biệt của ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai vẫn còn hoạt động. Sự chắc chắn của tro cứng giúp bảo tồn các chi tiết dấu chân cổ đại bất chấp sự xói mòn tự nhiên của khu vực xung quanh trong hàng ngàn năm.

"Chúng tôi cho rằng những dấu chân này có thể chỉ ra được một bức tranh độc đáo về hành vi tìm kiếm thức ăn hợp tác và phân chia giới tính ở người trong kỷ Pleistocene muộn", các tác giả cho biết trong báo cáo.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm