Khám phá

Phát hiện công cụ đá kỳ lạ trong mỏ vàng cách đây 1 triệu năm

Những người đi đãi vàng trên sa mạc Sahara tình cờ phát hiện ra những di tích văn hóa cổ đại có từ thời tiền sử.

NASA tìm ra cách mới để phát hiện nền văn minh của người ngoài hành tinh / Phát hiện loài thú cực quý hiếm trên dãy Himalaya

Trang Daily Mail đưa tin, phía đông sa mạc Sahara bắt đầu một cơn sốt đào vàng trong những năm gần đây. Trong quá trình khai thác, một số lượng lớn các mỏ lộ thiên được khai quật, cung cấp cho các nhà khảo cổ cơ hội quan sát và tìm hiểu sâu hơn về các lớp trầm tính của nhiều nền văn hóa cổ đại.

Phát hiện công cụ đá kỳ lạ trong mỏ vàng cách đây 1 triệu năm 1

Tại một mỏ vàng cách thành phố Tebara khoảng 72 km về phía đông, vài người thợ đã đào thấy một số công cụ bằng đá đặc biệt. Họ rất ngạc nhiên vì có điều gì đó không ổn nên đã nhanh chóng liên hệ với các đơn vị liên quan.

Phát hiện công cụ đá kỳ lạ trong mỏ vàng cách đây 1 triệu năm 2

Nhà khảo cổ Mirosław Masojc ở Đại học Wroclaw, Ba Lan đã dẫn đầu một nhóm tới mỏ vàng này để tiến hành nghiên cứu và tìm thấy nhiều cổ vật ấn tượng. Theo đó, có nhiều con dao và rìu đủ hình dạng, mỗi chiếc đều có trọng lượng vài kg và vụn đá được tạo ra trong quá trình sản xuất công cụ cũng được tìm thấy ở khu vực này. Có thể suy ra rằng, đây là nơi sản xuất công cụ trong quá khứ.

Phát hiện công cụ đá kỳ lạ trong mỏ vàng cách đây 1 triệu năm 3

Nhà nghiên cứu đã tiến hành kiểm tra xác định niên đại bằng laser quang học (OSL) trên các công cụ bằng đá để xác nhận lần cuối cùng tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Theo tính toán, cát phía trên các công cụ này có tuổi đời lên tới 390.000 năm.

Phát hiện công cụ đá kỳ lạ trong mỏ vàng cách đây 1 triệu năm 4

Mirosław nói:“Điều này có nghĩa là các tầng địa chất bên dưới có niên đại lâu hơn. Xét về cách thức sản xuất và hình dáng các công cụ đá tìm được, ước tính nó có lịch sử ít nhất 700.000 năm, thậm chí là 1 triệu năm, tương tự như các công cụ ở Nam Phi”.

 

Phát hiện công cụ đá kỳ lạ trong mỏ vàng cách đây 1 triệu năm 5

Hiện tại, 200 địa điểm về loài vượn cổ có lịch sử từ 60.000 đến 500.000 năm đã được phát hiện trong khu vực, bao gồm cả các hiện vật thời kỳ đồ đá được sử dụng bởi Homo erectus (người đứng thẳng) và Homo sapiens (người tinh khôn). Khám phá này cũng mang lại những đột phá mới và giúp các nhà khảo cổ học hiểu về loài vượn cổ tốt hơn.

Massoitz đã đề cập rằng, các di tích và công cụ văn hóa cổ đại hiếm khi được bảo tồn nguyên vẹn ở các vùng sa mạc. Tuy nhiên, các công cụ bằng đá được khai quật trong đợt này ở tình trạng tốt, có thể nói là rất có giá trị. Các phát hiện này đã được công bố trên tạp chí khoa học "PLOS One".

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm