Phát hiện công thức nấu bia "cực phẩm" trong "thế giới người chết" 9.000 năm
Vị phi tần có tốc độ thăng cấp nhanh nhất trong lịch sử nhà Thanh và cái chết nhiều bí ẩn sau khi đồng nhiếp chính với Từ Hi Thái hậu / Điểm tên những 'phát minh siêu kỳ quặc' trong lịch sử nhân loại
Theo các nhà khoa học, những vại bia này không được sử dụng như một thức uống tiêu khiển như trong thế giới của chúng ta ngày nay. Nó đóng vai trò như một phần của nghi lễ, được nấu và xếp cẩn thận vào mộ phần để người chết mang theo về thế giới bên kia, như một cách tôn vinh đặc biệt.
Tờ Acient Origins cho biết phát hiện độc đáo này đến từ cuộc nghiên cứu dẫn đầu bởi các nhà khảo cổ và nhân chủng học dẫn đầu bởi Đại học Dartmouth ở New Hampshire (Mỹ). Họ khai quật được một khu mộ cổ lớn ở khu vực gọi là Qiaotou ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc.
Điểm đặc biệt là nhiều người chết ôm theo một chiếc bình gốm về thế giới bên kia. Kết quả phân tích sơ bộ cho thấy nó là một loại bia hay rượu nhẹ.
Phân tích kỹ hơn số cặn bã còn sót lại sau 9.000 năm, họ phát hiện ra thức uống này đã được nấu, ủ y hệt bia thời hiện đại, với công thức hơi khác một chút. Thành phần chính của loại bia này không phải lúa mạch mà là gạo và một loại ngũ cốc khác có tên là Job's Tears, cùng nhiều loại củ không xác định.
Vại bia khi còn sử dụng được sẽ có màu trắng đục, khi uống vị hơi ngọt, nồng độ cồn tương đối nhẹ so với các loại bia hiện đại.
Đặc biệt hơn, thay vì dùng hoa bia, những người cổ đại này đã dùng trấu, nấm mốc và một số thực vật bí ẩn khác để tạo nên loại men đặc biệt cho bia gạo.
Những chiếc bình gốm được phát hiện trong các lăng mộ cũng là những cổ vật tuyệt đẹp, cho thấy trình độ làm gốm đáng kinh ngạc của người Trung Quốc 9.000 năm trước.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người đàn ông nhặt được hòn đá 'mọc tóc' trắng, sau khi các chuyên gia giám định xong liền gọi cảnh sát phong tỏa cả ngôi làng
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?