Phát hiện hóa thạch gần như nguyên vẹn của rùa biển từ kỷ Jura
Tại sao trên dãy Himalaya lại có hóa thạch của loài cá? / Hóa thạch ở Trung Quốc tiết lộ khủng long có cổ dài 15 mét
Loài rùa biển kỷ Jura này có tên là Solnhofia parsonsi. Phát hiện hoá thạch của sinh vật cổ đại này đặc biệt gây chú ý bởi tất cả các chi và toàn bộ xương bàn chân của nó gần như còn nguyên vẹn. Đây cũng là lần đầu tiên hình dạng và cấu trúc các chi của loài rùa được tiết lộ.
Tất cả các loài rùa biển ngày nay đều có chân mái chèo dài và cứng để tạo lực đẩy giúp chúng di chuyển dưới độ sâu của đại dương. Tuy nhiên, các chi của hóa thạch rùa mới được phát hiện có hình thù mập mạp hơn so với các chi của rùa biển hiện đại.
Trong báo cáo được công bố trên tạp chí PLOS One ngày 26/7, các nhà khoa học cho rằng các chi ngắn này cho thấy rùa Solnhofia parsonsi từng bơi ở vùng nước ven biển chứ không phải ở đại dương.
Tác giả chính của nghiên cứu, ông Felix Augustin, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại khoa Khoa học Địa chất tại Đại học Tübingen (Đức), cho biết hóa thạch của loài rùa biển này lần đầu tiên được phát hiện vào những năm 1970. Tuy nhiên, mẫu vật vừa được phát hiện mới là “cá thể được bảo tồn tốt nhất của loài này”.
Theo tính toán của nhóm nghiên cứu, rùa Solnhofia parsonsi khi con sống có chiều dài khoảng 12 inch (30 cm) tính từ mũi đến đuôi. Đầu của nó có kích thước “tương đối lớn” với hộp sọ dài khoảng 4 inch (10 cm).
Ông Augustin cho biết hộp sọ lớn như vậy giúp việc nghiền nát lớp vỏ cứng của động vật giáp xác và động vật thân mềm sống ở tầng đáy trở nên dễ dàng hơn. Song, theo Tiến sĩ Márton Rabi đến từ khoa Khoa học Địa chất của Đại học Tübingen (Đức), kết luận này “có tính suy đoán chủ quan cao” vì các nhà cổ sinh vật học vẫn chưa tìm thấy bằng chứng trực tiếp về chế độ ăn của loài rùa đã tuyệt chủng này.
Hóa thạch rùa Solnhofia parsonsi sau đó được khai quật từ một mỏ đá vôi ở đông nam nước Đức vào năm 2014, tại một địa điểm giàu hóa thạch từ nửa sau của kỷ Jura (khoảng 199,6 triệu đến 145,5 triệu năm trước). Theo nghiên cứu, rất nhiều loài rùa, cá biển, cá sấu và thậm chí cả những loài bò sát biển khổng lồ như plesiosaur và ichthyosaur được hoá thạch ở khu vực này.
Mỏ đá vôi này đã được khai thác tích cực từ những năm 1950, nhưng các cuộc khai quật hóa thạch tại đây chỉ bắt đầu khoảng 20 năm trước.
Những khám phá về các lớp trầm tích dưới biển trong nhiều thập kỷ đã cung cấp thêm manh mối về mặt giải phẫu học và lối sống dưới nước của loài rùa Jura này. Năm 2000, các nhà khoa học từng phát hiện một bộ xương với lớp vỏ hoàn chỉnh chưa từng thấy của Solnhofia parsonsi. Mẫu vật cũng bao gồm một số xương từ các chi chèo của loài bò sát này.
Theo các nhà khoa học, mẫu hóa thạch mới thể hiện một cái nhìn đầy đủ hơn nhiều về các chi đó, cho thấy chúng khác biệt đáng kể so với các chi của rùa biển ngày nay.
“Ở loài rùa biển ngày nay, các chi có hình dáng thuôn dài, đặc biệt là các ngón và đốt ngón. Chúng đóng vai trò là chân chèo trong môi trường biển. Để so sánh, các chi và bàn chân của hóa thạch Solnhofia parsonsi từ Bavaria ngắn hơn, vì vậy loài này có lẽ thích nghi tốt để bơi gần bờ hơn là cách xa hàng trăm dặm ngoài biển khơi”, ông Augustin cho biết.
Tiến sĩ Rabi cho rằng giả thuyết trên tương đối hợp lý khi xem xét địa điểm nơi hóa thạch được khai quật. Trong kỷ Jura, khu vực miền nam nước Đức ngày nay là một quần đảo gồm các đảo nhỏ. Ông Rabi cho biết, môi trường sống của rùa Solnhofia parsonsi có thể là một mạng lưới các rạn san hô và đầm phá ven biển, và những con rùa “ít nhiều luôn ở gần bờ biển.
Nhiều hóa thạch từ các hệ sinh thái ven biển phong phú và đa dạng này được tìm thấy trong các trầm tích đá vôi hạt mịn trên khắp miền nam nước Đức. Song, những địa điểm này còn tương đối mới nên nhiều hóa thạch trong số đó vẫn chưa được nghiên cứu và mô tả một cách khoa học.
Ông Augustin nhấn mạnh, còn rất nhiều điều nhân loại cần tìm hiểu về từng loài và môi trường sống ven biển, nơi chúng cùng tồn tại hàng triệu năm trước: “Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến việc tái cấu trúc toàn bộ hệ sinh thái để thể hiện sự đa dạng cũng như cách thức hoạt động của các loài và những thành phần khác nhau của hệ sinh thái đã có mặt trong kỷ Jura”.
- Video: Những cổ vật mang lời nguyền chết chóc ám ảnh nhất lịch sử. Nguồn: Tiền phong/CNN/The Sun.End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: 500 anh em trâu rừng quyết tử chiến với con 11 sư tử cướp lại con non và cái kết đầy bất ngờ
CLIP: Cuộc chiến ngoạn mục, bê con đơn độc lật ngược tình thế trước bầy sói
CLIP: Cảnh tượng kinh ngạc, cóc thoát chết ngoạn mục từ bụng rắn hổ mang
Tại sao Từ Hi được mệnh danh là 'mỹ nhân đẹp nhất nhà Thanh'? Sau khi xem những bức ảnh năm 18 tuổi của bà thì mới rõ
CLIP: Ngựa vằn bỏ mạng khi chạm trán bầy cá sấu hung dữ trong cuộc vượt sông
CLIP: Nai sừng tấm dũng cảm chiến đấu bảo vệ con trước bầy sói, kết thúc đầy cảm động