Khám phá

Phát hiện hòn đảo mất tích của Hy Lạp cổ đại

Các nhà khảo cổ học cho rằng đã tìm thấy thành phố cổ đại Kane, địa điểm từng diễn ra một trận đánh lớn giữa lực lượng của Athens và Sparta trong cuộc chiến tranh Peloponnesus.

Quang Trung đuổi giặc: Chiến thuật 'qua sông đốt thuyền, ăn xong lấp giếng' trong trận Ngọc Hồi - Đống Đa / Ảnh hiếm về Adolf Hitler trước khi trở thành trùm phát xít khét tiếng

Một nhóm quốc tế gồm các nhà khảo cổ học và địa-vật lý học tin rằng đã phát hiện một hòn đảo mất tích, nơi từng là thành phố cổ Kane cổ đại ở phía đông biển Aegea (Ê-giê). Hòn đảo từng được nhà sử học người Hy lạp cổ đại Xenophon nhắc đến, nổi tiếng vì nằm gần vị trí diễn ra trận hải chiến Arginusae diễn ra năm 406 trước công nguyên, nơi quân Athens đã đánh bại quân Sparta vào gần cuối cuộc chiến tranh Peloponnesus.
Theo các nhà khảo cổ học, một phần của bán đảo từng là thành phố Kane cổ đại, địa điểm của trận hải chiến nổi tiếng trong sử sách.
Theo các nhà khảo cổ học, một phần của bán đảo từng là thành phố Kane cổ đại, địa điểm của trận hải chiến nổi tiếng trong sử sách.
Cụm đảo Arginusae, giờ đây được gọi là đảo Garip, nằm cách bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ vài trăm mét. Theo các nguồn sử học cổ đại, cụm đảo Arginusae có ba đảo, nhưng vị trí chính xác của hòn đảo thứ ba từ lâu vẫn chưa được xác định rõ ràng.

Để xác thực, các nhà nghiên cứu khoan vào lòng đất và sử dụng bằng chứng địa chất để làm sáng tỏ việc bán đảo ngày nay từng là một hòn đảo trước khi một cầu đất hình thành nối liền hòn đảo này với bờ biển vào cuối thời Trung cổ. Một bản đồ Ottoman từ thế kỉ 16 cho thấy vào thời điểm đó hòn đảo này đã trở thành bán đảo.

Cầu đất nối hòn đảo và đất liền có thể hình thành từ lớp bùn lắng tạo ra trong lòng một con kênh tự nhiên hẹp, có khả năng là kết quả của các trận động đất hoặc từ đất nông nghiệp bị rửa trôi. Theo Felix Pirson, giám đốc của Viện Khảo cổ học Đức ở Istanbul, hiện các nhà khoa học lên kế hoạch sử dụng phương pháp carbon phóng xạ nhằm xác định niên đại các lớp địa chất nhằm đem lại cái nhìn chính xác hơn về quá trình hình thành cầu đất này.

Các nhà khảo cổ học cũng tìm thấy di tích chìm dưới nước biển của một cảng cổ đại gần đó có từ thời kì Hellenic (khoảng từ năm 323 – 31 trước công nguyên). Điều này càng củng cố thêm giả thuyết bán đảo này từng là một hòn đảo.

Mặc dù trước đây chỉ là một thành phố nhỏ, nhưng Kane nắm giữ vị trí dọc con đường thương mại biển chiến lược chạy từ Biển Đen đến bờ biển phía nam của Thổ Nhĩ Kỳ, có cảng biển lớn làm nơi tránh bão cho tàu thuyền. Nghiên cứu trước đó đã phát hiện đồ gốm trên hòn đảo, bằng chứng chỉ ra các tuyến đường thương mại. Giờ đây, những loại vi sinh vật bản địa ở Biển Đen có khả năng được tàu thuyền mang đến cảng Elaia tiếp tục đưa ra bằng chứng về mạng lưới thông thương của thời kì này.

Theo Piron, so với khoảng 20 năm trước, khảo cổ học cổ đại đã trở nên phức tạp hơn. Ngày nay các nhà khoa học có thể kết hợp thêm nhiều kĩ thuật tiên tiến trong quá trình nghiên cứu các tác động của môi trường.

Trận hải chiến Arginusae là một chiến thắng vui buồn lẫn lộn với Athens. Mặc dù đánh bại người Sparta, nhưng không lâu sau đó một trận bão ập đến ngăn cản việc giải cứu các chiến binh Athens trên những con tàu đã bị hư hại. Khi các vị tướng Athens trở về, họ đã bị khép vào tội chết vì không cứu được binh sĩ của mình.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm