Khám phá

Phát hiện kinh ngạc về những con người lai giữa 2 loài khác nhau

Các sinh vật lai khác loài thường gặp nhiều rắc rối về sự phát triển, nhất là về khả năng sinh sản, trừ những con người lai.

Phát hiện hang động dài nhất thế giới ở Mexico, có thể tiết lộ bí ẩn nền văn minh Maya / Những thiết kế cực quen thuộc nhưng hóa ra hoàn toàn vô dụng

Nghiên cứu mới từ Đại học Oxford (Anh) đã giải mã lý do kỳ lạ khiến con người trở thành động vật hiếm hoi vượt khỏi ranh giới loài mà không gặp những rắc rối về mặt di truyền.

Như đã biết, dù cùng thuộc chi Người, nhưng người hiện đại (người tinh khôn) Homo sapiens và các giống người tuyệt chủng như Neanderthals, Denisovans thực sự là những loài khác nhau. Trong quãng thời gian chung sống cổ xưa, giữa 3 loài người này đã nảy sinh những tình yêu dị chủng và kết quả là dòng máu Neanderthals vẫn tồn tại trong nhiều người châu Âu, trong khi nhiều người châu Á mang một chút gì đó Denisovans trong bộ gene.

Phát hiện kinh ngạc về những con người lai giữa 2 loài khác nhau - Ảnh 1.

Chi Người từng có rất nhiều loài, nhưng họ đều đã tuyệt chủng, trừ Homo sapiens chúng ta - Ảnh minh họa từ Gorodenkoff/Shutterstock

Thế nhưng trong thế giới động vật, lai khác loài không phải ý tưởng hay. Ví dụ như những liger (sinh vật lai giữa sư tử và cọp) hay những con la (lai giữa lừa và ngựa) dù khỏe mạnh nhưng hầu hết con cái đều mất đi khả năng sinh sản.

Con người lại lướt qua ranh giới loài nhẹ nhàng. Một nghiên cứu mới đây cho thấy những phụ nữ châu Âu sở hữu chút gene Neanderthals thậm chí còn có khả năng sinh sản hơn Homo sapiens thuần chủng.

Để trả lời câu hỏi, nhóm tác giả Oxford đã đối chiếu bộ gene của các Homo sapiens thuần chủng với các loài người cổ khác, cũng như đối chiếu bộ gene của một số cặp sinh vật hiếm hoi đủ khả năng tạo ra đứa con khác loài khỏe mạnh. Đó là gấu nâu – gấu Bắc Cực và chó sói – chó nhà.

Kết quả khá bất ngờ: dù có những khác biệt lớn về hình dáng, tập tính, người Neanderthals, Denisovans cổ đại và người hiện đại giống nhau về mặt di truyền nhiều hơn cả các cặp động vật nói trên. Mức độ chênh lệch di truyền giữa 2 loài Homo sapiens và Neanderthals chỉ là 1,6%;trong khi người Denisovans và Homo sapiens khác nhau 2,4%, tương đương độ chênh lệch của gấu nâu và gấu Bắc Cực.

Nghiên cứu cũng cho thấy sư tương thích di truyền chính là thứ quyết định khả năng sinh sản của con cái trong các sinh vật lai khác loài, bao gồm con người.

 

Phát hiện trên không chỉ giải mã những bí ẩn về lịch sử nhân loại mà còn là gợi ý thú vị cho các nhà sinh vật học trong công cuộc lai tạo nhằm bảo tồn nguồn gene của các loài có nguy cơ tuyệt chủng.

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Proceedings of the Royal Society B.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm