Khám phá

Phát hiện loài khủng long ăn thịt lâu đời nhất

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Liên bang Santa Maria (Brazil) đã phát hiện hóa thạch gần như nguyên vẹn của loài khủng long ăn thịt lâu đời nhất thế giới Gnathovorax cabreirai (G. cabreirai) ở miền Nam Brazil.

Phát hiện hóa thạch loài khủng long nhỏ nhất thế giới / Khủng long làm 'chuyện ấy' như thế nào?


Khủng long Gnathovorax cabreirai. Ảnh: SWNM.

Chúng sinh sống trên Trái Đất cách đây 230 triệu năm, khi Nam Mỹ vẫn còn là một phần của siêu lục địa Pangea.

Khủng long G. cabreirai dài khoảng 3 m và nặng gần nửa tấn, lớn hơn đáng kể so với hầu hết con mồi sống cùng thời điểm.

“Bằng chứng hóa thạch cho thấy G. cabreirai có cấu trúc hàm khoẻ, răng và móng vuốt sắc nhọn. Đây là những yếu tố giúp chúng thành những cỗ máy giết chóc ở kỷ Tam Điệp, trước khi các loài khủng long ăn thịt lớn hơn như Tyrannosaurus rex và Allosaurus xuất hiện trong kỷ Jura và kỷ Phấn trắng”, Rodrigo Muller, thành viên của nhóm nghiên cứu, cho biết.

Các nhà nghiên cứu sử dụng phương pháp chụp cắt lớp vi tính (CT) để tái hiện lại bộ não của G. cabreirai và nhận thấy chúng là động vật săn mồi có thị lực khá tốt.

 

“Phương pháp này giúp hé lộ những khía cạnh giải phẫu học thần kinh chưa từng được khám phá trước đây ở khủng long, bao gồm sự phát triển của thùy não điều khiển chuyển động của mắt và đầu”, Muller nói.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm