Khám phá

Trái Đất ấm lên vì khủng long… ‘xì hơi’

Khí metan thải ra khi khủng long “xì hơi” có thể là nguyên nhân khiến Trái đất ấm dần lên, theo nghiên cứu của các nhà khoa học Anh.

Cú đớp kinh hoàng của khủng long bạo chúa / Khủng long bạo chúa đáng sợ hơn cả tưởng tượng

Căn cứ trên kết quả tính toán lượng khí xì hơi của bò, các nhà khoa học Đại học John Moore (Anh) ước đoán, loài khủng long đã tạo ra 520 triệu tấn khí metan mỗi năm, tương đương lượng do cả nguồn tự nhiên và con người thải ra ngày nay.Cũng theo nhóm nghiên cứu, khí metan có thể là nguyên nhân chủ yếu khiến Trái Đất ấm lên cách đây 150 triệu năm.

Apatosaurus, loài khủng long ăn thực vật khổng lồ là loài “xì hơi” nhiều nhất.


Giáo sư David Wilkinson, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết trên BBC, nguyên nhân chủ yếu là do loài vi khuẩn sống bên trong cơ thể khủng long: “Chính các loài vi khuẩn sống trong ruột của khủng long đã tạo ra khí metan.”

Khí metan, còn được biết đến là chất khí gây hiệu ứng nhà kính, hấp thụ các bức xạ hồng ngoại từ Mặt Trời, giữ lại trong bầu khí quyển Trái Đất, làm nhiệt độ tăng lên. Những nghiên cứu trước đây cho thấy nhiệt độ Trái Đất đã tăng thêm 10 độ C trong kỷ Đại trung sinh.

Các nhà khoa học đã xem xét tổng số lượng ước đoán của khủng long và sử dụng một thang đo liên kết giữa tổng số đó với khí metan thải ra từ các đàn gia súc ngày nay. Tiến sĩ Wilkinson cho hay: “Các đàn bò ngày nay thải ra từ 50 - 100 triệu tấn khí metan mỗi năm. Còn khủng long, theo ước tính của chúng tôi là 520 triệu tấn.”

Lượng khí metan thải ra ngày nay là khoảng 500 triệu tấn/năm từ các nguồn thiên nhiên như động vật hoang dã và hoạt động của con người, bao gồm các hoạt động sản xuất thịt và sữa.

Cũng theo tiến sĩ Wilkinson, khủng long không phải là nhân tố thải khí metan duy nhất vào thời điểm đó. “Còn có nhiều nguồn thải khí metan ở kỷ Đại trung sinh nên tổng tổng lượng khí metan có thể cao hơn nhiều so với hiện nay.”

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm