Phát hiện loài khủng long lạ, giống sinh vật huyền bí
Phát hiện hóa thạch khủng long khổng lồ 98 triệu năm tuổi / Cip: Đoạn phim 3D mô phỏng trận đại chiến giữa khủng long Tarbosaurus và khủng long Ankylosaurus
Một loài khủng long trông giống chim ăn thịt được đặt tên là Hesperornithoides miessleri vừa được phát hiện bởi một nhóm các nhà cổ sinh vật học quốc tế tới từ Anh và Mỹ.
Loài động vật giống như một trong những sinh vật kỳ bí của Harry Potter này lang thang trên Trái đất khoảng 150 triệu năm trước vào kỷ Jura.
![]() |
Loài khủng long mới giống chim và sinh vật huyền bí trong Harry Potter |
Các nhà cổ sinh vật học gọi loài động vật mới này với biệt danh Lori, nó to bằng con gà và sống giữa thế giới của những loài khủng long khổng lồ như Stegosaurus, Allosaurus…
Hoá thạch của loài này được phát hiện trong tình trạng được bảo quản tốt tại một mỏ đá gần Douglas, bang Utah của Kazakhstan. Đây là một phát hiện rất quan trọng, các nhà khoa học cho biết.
Sau khi tìm thấy loài mới này, đến bây giờ một nghiên cứu chi tiết về chúng mới được hoàn thiện. Chúng được cho là có vai trò quan trọng với các loài chim biết bay sau này.
Loài khủng long đặc biệt này được cho là một loài chim cổ đại trên cạn, có vị trí quan trọng trong tiến hoá từ khủng long thành chim.
Lori cũng được xếp vào thành viên nguyên thuỷ của một nhóm khủng long có ngoại hình giống với các loài chim. Có thể có một chi nào đó của loài này phát triển tách biệt với chi phát triển thành chim hiện đại.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Nơi đầu tiên ở Việt Nam có điện: Không phải Hà Nội hay Sài Gòn, nay là thành phố lớn thứ 3 cả nước
Ở miền Bắc có một loại củ có cái tên 'chẳng giống ai', xưa dùng để 'cứu đói' nay thành đặc sản 250 nghìn đồng/kg
Loài động vật với khả năng giao phối liên tục đến 8 giờ khiến giới khoa học sửng sốt
Cá mập bị cắt vây có thể sống được bao lâu sau khi trở lại biển?
Trái đất nặng 60 nghìn tỷ tấn và lơ lửng trong vũ trụ, nếu trái đất rơi thì nó sẽ rơi ở đâu?
CLIP: Báo hoa mai và linh cẩu 'bắt tay hợp tác', tóm gọn lợn rừng nhưng màn ăn chia sau đó mới gây chú ý