Thằn lằn nằm nguyên vẹn bên trong dạ dày khủng long bay 125 triệu năm tuổi
Thằn lằn núi Bà Đen trứ danh Việt Nam chữa được ung thư? / Hóa thạch loài khủng long chân thằn lằn cách đây 110 triệu năm được phát hiện
Khủng long bay nuốt chửng cá thể thằn lằn Indrasaurus wangi.
Theo tờ Fox News, hóa thạch của một con khủng long sống cách đây khoảng 125 triệu năm với kích thước nhỏ, có khả năng bay được gọi là Microraptor vừa được tìm thấy.
Đáng ngạc nhiên hơn, bên trong dạ dạy của nó, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy hài cốt hóa thạch của một loài thằn lằn mới, có tên Indrasaurus wangi.Con thằn lằn này được tìm thấy gần như khá nguyên vẹn, dù nó bị con khủng long nuốt chửng toàn bộ.
Phát hiện hóa thạch này cũng là một đầu mối quan trọng cung cấp thông tin về thói quen ăn uống của loài khủng long có cánh.
Giáo sư Jingmai O'Connor, Viện cổ sinh vật học của viện hàn lâm khoa học Trung Quốc, người đứng đầu nghiên cứu cho biết: Indrasaurus wangi có răng không giống bất kỳ loài nào được biết trước đây từng được phát hiện ở đông bắc Trung Quốc.
Trong khi đó, Microraptor là loài có lông dài ở cả bốn chi, sống từ 125 đến 122 triệu năm trước. Nó ăn theo chế độ của các động vật và cả côn trùng (có con mồi của nó dài cả mét và nặng chừng 1 kg).
Được biết, đây là lần thứ 4 các nhà nghiên cứu phát hiện được thức ăn trong dạ dày của loài khủng long bay Microraptor được bảo quản nguyên vẹn. Và lần này là một chú Indrasaurus wangi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Dê trên cao nguyên Tây Tạng: Có thể nhảy và chạy trên vách đá dựng đứng, tại sao không bị rơi?
Cứ sau 150 năm, người chết có thể tái sinh? Các nhà khoa học tiết lộ sự thật
Vén màn bí mật lịch sử khiến người Việt Nam gọi người Trung Quốc là ‘người Tàu’
Một hành tinh rất gần Trái Đất có thể đầy cá đang bơi lội?
Một con cua có thể đầu độc 40.000 con chuột, tại sao cua lại độc? Chất độc đến từ đâu?
Việt Nam phát hiện nhiều thú quý hiếm, có loài đang nguy cấp, được thế giới truy lùng ráo riết