Centrosaurus apertus là loài thuộc nhóm khủng long sừng, sinh tồn cho đến cuối kỷ Phấn trắng (cách đây khoảng 145 triệu năm). Khủng long Centrosaurus apertus phần lớn sinh sống ở lục địa Bắc Mỹ, nơi có khí hậu nhiệt đới với nhiều tán cây rừng rậm rạp vào thời đó. Với hàm răng chắc khỏe, chúng có thể ăn mọi loại lá cây cứng nhất một cách dễ dàng.
Trước đây, các nhà khoa học đã phát hiện xương của loài này ở một số vùng địa tầng, nhưng phát hiện mới này chứng minh cho giả thuyết loài khủng long Centrosaurus apertus có tập tính di trú theo bầy đàn với số lượng có thể lên đến hàng nghìn con.
Phần lớn xương được tìm thấy ở đây đều là xương của loài khủng long ăn cỏ có sừng Centrosaurus apertus.
Trong cuốn sách của Tiến sĩ nghiên cứu khoa học David Eberth có tựa đề “New Perspectives On Horned Dinosaurs” (Những phát hiện mới về loài khủng long có sừng) có nói rằng: “Những bằng chứng xương khủng long với số lượng lớn này chứng tỏ loài khủng long này và các loài khác thường xuyên bị các cơn bão nhiệt đới ở Alberta cách đây khoảng 76 triệu năm làm cho bị tuyệt chủng dần”.
Trước đó, các nhà khoa học cho rằng các loài động vật thời này bị chết trong khi băng qua một con sông chảy xiết và mất hoàn toàn khả năng đối kháng với dòng lũ.
Tiến sĩ David Eberth nói thêm rằng: “Trận lũ quét chắc hẳn phải rất lớn và có sức tàn phá khủng khiếp thì mới có thể khiến xác khủng long chất thành đống. Sự sống có chăng chỉ là vài con may mắn thoát chết và sống bằng việc ăn xác thối đồng loại”.
“Những cơn bão nhiệt đới là lý giải hợp lý nhất để chúng ta giải thích được có số lượng lớn xương tập trung tại một địa điểm. Hơn nữa, với những hóa thạch tìm thấy ở những vùng địa tầng thuộc công viên Dinosaur Provincial Park (thuộc Alberta), khu vực Drumheller (ở thị trấn Drumheller, Alberta) và Grande Prairie (tây bắc Alberta), chứng tỏ, các loài khủng long và động vật khác đã biết cách tìm chỗ ẩn nấp khôn khéo trước những tai họa của tự nhiên”.