Xuất hiện 4 "quái thú sa mạc" nửa khủng long, nửa chim, cánh mọc 2 ngón
Thi hài tân nương 5 tuổi được phát hiện trong mộ cổ với nhiều trang sức vàng, hé lộ giai đoạn lịch sử đầy thương tâm thời Trung Quốc cổ đại / Công chúa dòng họ Mộ Dung treo cổ sau 3 ngày thành hôn, bí mật về cái chết được làm sáng tỏ khi tì nữ cởi thắt lưng của nàng
Quái thú được đặt tên là Oksoko avarsan, là sinh vật ăn tạp, có lông vũ như chim, chiếc mỏ cứng không răng và một đôi cánh nhỏ, nhưng lại dài tới 2 m và trông ục ịch như một con khủng long chân thú. Đặc biệt cuối cánh của nó là 2 "ngón tay" với móng vuốt đáng sợ.
Oksoko avarsan thực ra là một khủng long thuộc họ oviraptors, một loài có nhiều đặc điểm "lai" với chim, ăn thịt và có 3 ngón trên mỗi chân.

Ảnh đồ họa mô tả vẻ ngoài của "quái thú" - Ảnh: Michael W. Skrepnick
"Quái thú" này đã tiến hóa theo một chiều hướng riêng biệt, có lẽ để có thể thích nghi với nhiều điều kiện sống hơn và nhanh chóng gia tăng số lượng. Nó đã giảm kích thước khá nhiều so với các oviraptors tổ tiên cũng như biến mất một ngón ở chi trước, song song với quá trình di cư đến Bắc Mỹ và sa mạc Gobi.
Oksoko avarsan được các nhà cổ sinh vật học từ Đại học Edinburgh (Anh) xác định là loài giao nhau giữa khủng long và chim, đánh dấu bước tiến hóa quan trọng để các con chim ăn thịt đồ sộ đầu tiên ra đời, thoát khỏi cuộc đại tuyệt chủng của khủng long 2 triệu năm sau đó. Sự mất ngón là một trong những thay đổi đầu tiên của quá trình biến đổi thành chim.

Hài cốt 4 con non nằm cùng nhau giữa sa mạc - Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp
Loài vật này có tính bầy đàn cao. Nhóm hóa thạch được phát hiện là hài cốt của 4 con khủng long non nằm cùng nhau. Có lẽ chúng đã đi lang thang cùng nhau để chống chọi với kẻ địch tốt hơn.
Nghiên cứu đã công bố trên tạp chí khoa học Royal Society Open Science.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Cách Hà Nội 50 km có một ngôi chùa trăm tuổi 'dát vàng' nằm cánh đồng làng được nhiều du khách ghé thăm
Đây là 3 dòng sông chảy ngược nổi tiếng ở Việt Nam, thậm chí có sông được gọi với biệt danh 'Nghịch hà'
CLIP: Sư tử đực đơn độc bị bầy linh cẩu vây hãm khi không còn ở thời kỳ đỉnh cao
Ếch phi tiêu độc – Những 'viên ngọc sống' nguy hiểm bậc nhất rừng rậm Amazon
Vì sao vàng 'chanh sả' tới vậy? Không chỉ đẹp mà còn đắt xắt ra miếng!
Vì sao ớt lại có vị cay? – Bí mật đằng sau cảm giác 'bỏng miệng'