Phát hiện ra dấu chân khủng long ấn tượng trên bãi biển xứ Wales
Hàng trăm chiếc răng hóa thạch hé lộ bất ngờ về loài khủng long hung ác / Bay kém, lướt gió nửa vời, loài khủng long có cánh sớm tuyệt chủng
Dấu vết được phát hiện từ một bãi biển - nơi vốn nổi tiếng có vết tích của loài cá sấu cổ, tổ tiên đã tuyệt chủng của cá sấu hiện đại. Các chuyên gia cho rằng, con khủng long tạo ra dấu chân này có thể cao 30 inch (75 cm) và dài 8,2 foot (2,5 mét). Vết tích dài 4 inch (10 cm) này trông giống với dấu chân của loài khủng long Coelophysis, mặc dù loài Coelophysis trước đây sống ở Bắc Mỹ, không phải là châu Âu hiện nay.
Cô bé Lily Wilder trong một lần đi dạo cùng bố ở Vịnh Bendricks đã phát hiện ra vết tích này.
Bà Sally Wilder - mẹ của Lily kể lại :"Chính Lily và Richard (bố của cô bé) đã phát hiện ra dấu chân. Lily nhìn thấy nó khi họ đang đi cùng nhau và nói 'Bố nhìn kìa.' Khi Richard về nhà và cho tôi xem bức ảnh, tôi nghĩ rằng điều này thật kỳ diệu. Sau đó, tôi đã liên hệ ngay với các chuyên gia".
Dấu chân khủng long được tìm thấy bên bờ biển xứ Wales
Tảng đá lưu lại dấu chân đặc biệt này hiện đã được chuyển đến Bảo tàng Quốc gia Wales (Amgueddfa Cymru ở Welsh) dưới sự cho phép của cơ quan Natural Resources Wales, cơ quan được chính phủ tài trợ để điều chỉnh các vấn đề bảo tồn và môi trường.
Bà Cindy Howells, người phụ trách cổ sinh vật học tại bảo tàng cho biết: "Dấu chân khủng long từ 220 triệu năm trước này là ví dụ về bảo tồn tốt nhất từ trước đến nay, đồng thời giúp các chuyên gia về cổ sinh vật học hiểu rõ hơn về cách những con khủng long di chuyển".
Dấu chân hóa thạch chi tiết đến mức có thể nhìn thấy rõ móng vuốt và bàn chân. Được biết, "grallator" - một loài khủng long hai chân với ba ngón chân đã tạo ra dấu chân này. Loài grallator sống vào đầu Kỷ Tam Điệp, khi khu vực phát hiện ra dấu chân là một sa mạc rải rác với các hồ nước mặn. Theo Bảo tàng Quốc gia Wales, khủng long đã tiến hóa trong khoảng 10 triệu năm, trước khi sinh vật ba ngón bí ẩn này đi qua khu vực này, do đó dấu vết mới được phát hiện này chính là manh mối về lịch sử khủng long sơ khai.
Bà Howells nói: "Trong đại dịch COVID-19, các nhà khoa học từ Bảo tàng quốc gia Amgueddfa Cymru của Wales đã chỉ rõ trách nhiệm của con người trong việc bảo tồn thiên nhiên và đây là một ví dụ hoàn hảo về điều này. Không phải nơi đâu cũng sẽ có vết tích của khủng long, nhưng rõ ràng rằng thiên nhiên xung quanh chúng ta đều xứng đáng được bảo tồn và gìn giữ."
-CLIP: To hơn cả khủng long bạo chúa, khủng long gai vẫn tử trận vì cú cắn hiểm hóc của kẻ thù? Nguồn: Báo Tổ quốc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí ẩn về cái chết đột ngột của Từ Hi Thái hậu, sự thật kinh hoàng được thái giám thân cận hé lộ
Người Việt duy nhất trên thế giới làm tướng của 2 quốc gia, được đặt tên đường ở cả Hà Nội và TP Hồ Chí Minh
Nhà bác học duy nhất Việt Nam thông thạo 26 thứ tiếng ở tuổi 25: Được đặt tên cho đường, trường học
Tứ đại gia được mệnh danh ‘tỷ phú’ giàu có bậc nhất Việt Nam thời xưa: Là ‘ông tổ’ của loạt nghành nghề
NASA bắt được 6 vật thể từ “vùng bị che khuất” của vũ trụ
Nhân vật nào trong 'Tây Du Ký' mạnh hơn cả Phật Tổ Như Lai? Xem phim gần 40 năm không ai nhận ra