Phát hiện sinh vật bị ''cương cứng'' suốt 99 triệu năm
Nhện bỏ ‘của quý’ để tăng sức mạnh / Không cần cánh, loài nhện vẫn có thể 'du hành' nhờ… điện!
Cơ quan sinh sản (mũi tên trắng) của con nhện chân dài được phát hiện dài tới gần một nửa chiều dài cơ thể của nó. Ảnh: Daily Mail |
Căn cứ vào cơ quan sinh sản có cấu trúc độc nhất vô nhị, phát triển tới gần một nửa chiều dài cơ thể của nhện đực khi cương cứng hoàn toàn, các nhà nghiên cứu nhận định, hóa thạch nói trên có thể đại diện cho một họ nhện chân dài mới, đã tuyệt chủng.
Theo báo cáo nghiên cứu đăng tải trên tạp chí The Science of Nature, đây là phát hiện vô cùng kỳ dị và là đầu tiên thuộc dạng này. Nó được đánh giá là vô cùng quan trọng do tuổi của hóa thạch.
Mẫu vật trong tình trạng cương cứng "cậu nhỏ" được cho là một họ hàng chưa từng biết đến của giống nhện chân dài Halitherses grimaldii. Con vật hóa thạch trong hổ phách Miến Điện của Myanmar, nhiều khả năng do nhựa cây rỉ ra bao phủ cơ thể nó, trước khi đông đặc lại để bảo quản nó trong tình trạng đạt cực khoái vĩnh cửu.
Nhện chân dài đã tồn tại trên Trái Đất hơn 400 triệu năm. Các nhà nghiên cứu đang kỳ vọng chúng có thể giúp họ hiểu rõ việc phát tán sự sống thuở sơ khai khắp các đại lục dịch chuyển.
Việc phân biệt các loại nhện chân dài có thể tương đối khó, do nhiều loại tiến hóa giống hệt nhau diện mạo bên ngoài. Song, cơ quan sinh sản được bảo quản tốt của mẫu vật mới có thể mang tới một phương pháp nhận diện chính xác hơn.
"Các họ và thậm chí cả các loại nhện chân dài khác nhau có thể sở hữu hình dáng cơ quan sinh dục ngoài đặc trưng. Trong thực tế, đối với việc nhận dạng, ''cậu nhỏ'' thường giữ vai trò quan trọng hơn hình dạng của cơ thể và chân", chuyên gia Jason Dunlop đến từ Bảo tàng lịch sử tự nhiên Berlin, Đức - người đứng đầu nghiên cứu, nhấn mạnh.
Đối với nhện H. grimaldii, "cậu nhỏ" đặc trưng có dạng phẳng dẹt, mảnh dẻ với đầu xoắn. Các nhà nghiên cứu đã xác định được điều này thông qua ảnh chụp và kỹ thuật quét 3D. Họ cũng phát hiện, loài sinh vật này sở hữu đôi mắt lớn và thiếu răng trong mờ rất hiếm gặp.
Mặc dù con vật khi được phát hiện có khả năng bị "chết trong sung sướng", nhưng những gì xảy ra với nó trong thực tế có thể ít lãng mạn hơn, do không có cá thể cái nào bị mắc kẹt trong hổ phách cùng với nó. Nhóm nghiên cứu không loại trừ khả năng con vật đang vật lộn chống chọi với việc bị mắc kẹt trong nhựa cây và điều này khiến áp huyết tăng vọt và vô tình làm "súng giương nòng".
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bài toán hóc búa của thầy giáo Việt Nam trong đề thi Olympic: Độ khó khiến nhiều nước muốn loại bỏ
Thần đồng toán học Việt Nam trở thành GS Vật Lý nổi tiếng thế giới: Từng được kỳ vọng đạt giải Nobel
'Thần đồng' Việt Nam nhỏ tuổi nhất đạt HCV Olympic Toán: Được Pháp phong hàm Giáo sư hạng đặc biệt
Thầy giáo đầu tiên ở Việt Nam mở trường phổ thông dân lập: Từng ra đề cho Olympic toán học quốc tế
Nhà thơ 'lười' nhất lịch sử: Cả đời chỉ sáng tác một bài hai câu thơ, được truyền muôn đời
Ai được xem là ‘nhà thơ của làng cảnh Việt Nam’ ? Có bài thơ người Việt nào cũng thuộc