Khám phá

Không cần cánh, loài nhện vẫn có thể 'du hành' nhờ… điện!

Các loài vật nhỏ bé vẫn luôn làm chúng ta phải ngạc nhiên. Mới đây, các nhà khoa học đã khám phá ra một khả năng của nhện cho phép chúng 'bay' trên không mà không cần gió.

Phát hiện loài nhện đực "xẻo" bộ phận sinh sản của bạn tình / Phát hiện loài nhện "bạo dâm" với bạn tình

Có một hiện tượng ít người để ý là loài nhện có thể bay. Hiện tượng này đã gây ngạc nhiên cho giới khoa học ngay từ thế kỷ XIX, và thời ấy người ta cho rằng chúng bay được lên trời cao là do bị hút bởi những chuyển động của không khí, nhưng lại không giải thích được tại sao nhện vẫn bay ngay cả khi trời lặng gió.

Không cần cánh, loài nhện vẫn có thể 'du hành' nhờ… điện! - 1

Sợi tơ của chú nhện erigone này đã được lực tĩnh điện nâng lên và chú đang chuẩn bị “du hành” vào không gian.

Thực sự là hiện nay giới các nhà sinh học vẫn phát hiện loài nhện đen mình nhỏ bay ở cao độ 4 km trên mặt biển và trên đất liền, chúng còn bay cao hơn rất nhiều. Vì vậy câu hỏi xưa, nay vẫn tiếp tục còn đó.

Hai nhà sinh học Erica Morley và Daniel Robert tại Đại học Bristol (Anh Quốc) đã tìm ra câu trả lời dựa trên lý thuyết của Peter Gorham. Năm 2013, nhà vật lý Peter Gorham đã tính toán gradient điện thế giữa lớp trên của khí quyển (mang điện tích dương) và mặt đất (mang điện tích âm) thấy rằng có thể đủ để mang theo loài nhện bay lên không trung, với điều kiện là lông của nó phải mang điện tích âm. Thì ra, loài nhện bay không cần cánh mà là nhờ vào lực tĩnh điện của Trái Đất.

Hai nhà sinh học đã thử nghiệm giả thuyết bằng cách cho loài nhện thuộc chi erigone vào trong các hộp cách điện, sau đó sử dụng nhiều điện trường khác nhau theo thứ tự giống như trong điều kiện tự nhiên (1.000 volt mỗi mét). Phát hiện thấy dòng điện thay đổi, các chú nhện liền sẵn sàng “cất cánh”. Theo nữ TS. Erica Morley, chúng ta có thể điều khiển cao độ bay của chúng bằng cách đóng hoặc ngắt cũng như thay đổi điện thế của dòng điện.

Tuy nhiên, loài nhện cũng cần một điều kiện tất yếu nữa để bay. Đó chính là sợi tơ của chúng. Để bay, trước tiên nhện nhả ra một đoạn tơ không dài lắm. Sau đó, chờ cho lực tĩnh điện đủ sức nâng sợi tơ bay lên cao thì miệng vốn đã ngậm sẵn một đầu sợi tơ, chúng bay theo.

Thật bất ngờ, cơ chế bay của loài nhện chỉ đơn giản như vậy. Nhưng thật ra, loài nhện đâu cần phải bay cao và bay xa, chúng chỉ cần bay tới cành cây kế bên để giăng tơ và kết thành lưới bắt mồi là đủ.

 

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm