Khám phá

Phát hiện sốc từ Sao Hỏa: "Nhện" khổng lồ cạnh Thành phố Inca

Tàu Mars Express của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) vừa chụp được thứ mà các nhà khoa học gọi là "nhện Sao Hỏa".

Các đại hiệp thường xuyên 'hành tẩu giang hồ' làm gì mà hầu hết ai cũng có rất nhiều tiền? / Con gà hay quả trứng có trước? Câu trả lời của nhà động vật học sẽ khiến nhiều người bất ngờ

“Thay vì là những con nhện thực sự, "nhện Sao Hỏa" hình thành khi ánh nắng mùa xuân chiếu lên các lớp carbon dioxide lắng đọng trong những tháng mùa đông đen tối” - tờ Sci-News dẫn lời nhóm điều hành sứ mệnh Mars Express của ESA.

Các hình ảnh này được tàu vũ trụ của châu Âu ghi lại khi bay qua vùng gần cực Nam của Sao Hỏa, ngay "ngoại ô" của một khu vực có biệt danh là Thành phố Inca.

Phát hiện sốc từ Sao Hỏa: "Nhện" khổng lồ cạnh Thành phố Inca- Ảnh 1.

Thành phố Inca được bao vây bởi các vùng dày đặc điểm tối - Ảnh: ESA

"Nhện Sao Hỏa" hình thành nhờ một quá trình đặc biệt, khi ánh nắng khiến lớp băng carbon dioxide ở dưới cùng biến thành khí, sau đó tích tụ lại trong mùa đông.

Sau đó, khí bùng nổ tự do khi mùa xuân tràn về trên hành tinh đỏ, kéo vật chất tối màu hơn lên bề mặt khi nó di chuyển và làm vỡ các lớp băng dày tới một mét bên trên.

Khí đầy bụi đen này bắn lên, chúng cũng tỏa ra qua các vết nứt trên băng như một đài phun nước trước khi lắng xuống thành những điểm tối có chiều rộng 45 m đến 1 km.

Nếu soi rõ hơn bên dưới các điểm tối, chúng ta sẽ thấy được các họa tiết hình con nhện quỷ dị.

Bên cạnh "tổ nhện" này, Thành phố Inca cũng được các nhà khoa học nghiên cứu kỹ lưỡng.

 

Tất nhiên Thành phố Inca của Sao Hỏa không phải do con người xây dựng, mà là các cấu trúc tự nhiên vô tình được tạo hình y hệt di tích của người Inca ở Trái Đất.

Tên chính thức là Angustus Labyrinthus, Thành phố Inca được phát hiện vào năm 1972 bởi tàu thăm dò Mariner 9 của NASA.

"Chúng tôi vẫn không chắc chắn chính xác Thành phố Inca hình thành như thế nào. Có thể các cồn cát đã biến thành đá theo thời gian. Có lẽ các vật chất như magma hoặc cát đang thấm qua các mảng đá bị nứt. Hoặc các rặng núi có thể là cấu trúc uốn lượn liên quan đến sông băng" - các nhà khoa học cho biết.

Các "bức tường" của Thành phố Inca dường như là một phần của một vòng tròn lớn, đường kính 86 km.

Các nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng Thành phố Inca nằm trong một miệng hố va chạm lớn được hình thành khi một tảng đá từ không gian đâm vào bề mặt hành tinh.

 

Tác động này có thể khiến các đường đứt gãy gợn sóng khắp vùng đồng bằng xung quanh, sau đó chứa đầy dung nham dâng cao và bị bào mòn theo thời gian, kiến thiết nên cấu trúc kỳ lạ.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm