Khám phá

Phát hiện “tổ tiên đầu tiên” của nhiều loài động vật hiện đại

Các nhà khoa học vừa có những phát hiện đáng chú ý được cho là nguồn gốc của hầu hết các dạng động vật quen thuộc sống trên Trái đất nay.

'Cười nghiêng ngả' trước những pha 'tấu hài' của các loài động vật / "Tan chảy" trước hình ảnh chó làm "bảo mẫu", che chở và chăm sóc cho mèo con

Ikaria wariootia là tên của sinh vật kì lạ mới được xác định. Nó như một đốm màu chậm chạp có kích thước bằng hạt gạo. Các nhà khoa học nghĩ rằng nó có thể là ví dụ cổ xưa nhất từng được phát hiện về loài động vật có cơ thể đối xứng hai bên (bên trái và bên phải) và mặt trước mặt bên, mặt sau, thường có miệng và hậu môn. Sinh vật kỳ lạ được xác định ở vùng hẻo lánh của nước Úc, giống như giun.

"Đây là những gì các nhà sinh học tiến hóa dự đoán”, nhà địa chất Mary Droser từ UC Riverside nói.

Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã tìm hiểu rất nhiều về các sinh vật đa bào tạo nên cái gọi là Ediacaran biota - một nhóm bí ẩn của các dạng sống cổ xưa tồn tại trước vụ nổ Cambrian.

Hình ảnh mô tả sinh vật được cho là tổ tiên của các loài động vật ngày nay.
Hình ảnh mô tả sinh vật được cho là tổ tiên của các loài động vật ngày nay.

Một trong những sinh vật được gọi là Dickinsonia, đã thu hút rất nhiều sự chú ý của các nhà nghiên cứu, được xác định một vài năm trước đây là động vật được biết đến sớm nhất trên thế giới trong hồ sơ hóa thạch.

Tuy nhiên, không phải mọi thứ xuất hiện trong thời kỳ này đều liên quan trực tiếp đến con người, cũng như tất cả các loài động vật khác có sinh lý song phương.

"Dickinsonia và những thứ lớn khác có lẽ là ngõ cụt tiến hóa”, Droser giải thích.

Vậy chúng ta và những sinh vật song phương khác bắt nguồn từ đâu? Trong nhiều năm, một tập hợp các dấu vết hóa thạch được in dấu trong các mỏ đá ở Nilpena, Nam Úc, đã khiến các nhà nghiên cứu tò mò.

 

Những dấu vết hóa thạch này được gọi là Helminthoidichnites, có niên đại từ Thời kỳ Ediacaran (khoảng 551 đến 560 triệu năm trước) và được suy đoán là di sản của một dạng sống song phương cổ đại. Nhờ nghiên cứu mới, được thực hiện bằng cách quét laser các mỏ đá, suy đoán đó dường như được xác nhận.

"Chúng tôi nghĩ rằng những sinh vật này đã tồn tại trong khoảng thời gian này, nhưng luôn hiểu rằng chúng sẽ rất khó để xác định. Một khi chúng tôi đã quét 3D, chúng tôi biết rằng chúng tôi đã thực hiện một khám phá quan trọng", nhà nghiên cứu cổ sinh học Scott Evans, hiện thuộc Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia của Viện Smithsonian nói.

Các bản quét cho thấy nó được tạo ra bởi hơn một trăm loài động vật cổ đại, có chiều dài từ 2-7 mm và rộng khoảng 1-2,5 mm.

Trong khi đó, theo nhóm nghiên cứu, hóa thạch dấu vết của Ikaria wariootia khác biết hơn so với các hồ sơ sinh học Ediacaran khác trong khu vực Ediacara, cho thấy sinh vật đơn giản, giống như giun với thân hình trụ và đầu và đuôi khác biệt, có trước các loài động vật khác trong khu vực.

"Chúng tôi đề xuất rằng Ikaria là sinh vật đầu tiên tạo ra Helminthoidichnites và có khả năng là sinh vật song phương lâu đời nhất. Ít nhất là được trình bày trong hồ sơ hóa thạch của Nam Úc. Hình thái học của Ikaria ngụ ý việc xây dựng cơ thể có khả năng hỗ trợ trong tổ chức cơ bắp cần thiết cho nhu động (co thắt hệ thống tiêu hóa). Sự dịch chuyển trầm tích cho thấy rằng Ikaria có thể có xương, miệng, hậu môn và tiêu hoá qua ruột”, các nhà nghiên cứu cho biết thêm.

 

Nếu những phát hiện tiếp theo có thể đưa ra bằng chứng về những con giun cổ đại này, thì việc phát hiện ra sinh vật cổ xưa giống như loài giun mới có thể là một cột mốc quan trọng trong sự hiểu biết của chúng ta về tổ tiên động vật trên Trái đất, kể cả con người.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm